Tài trợ hóa đơn: Một giải pháp thay thế về quản lý dòng tiền
Tin tức
Tài trợ hóa đơn, cho phép người bán nhận được nguồn tiền bằng việc thế chấp hóa đơn được lập cho người mua của họ, là ở điểm cốt lõi của nó là một công cụ quản lý dòng tiền ngắn hạn.
Một trong một số lựa chọn dành cho các doanh nghiệp muốn tận dụng các quỹ được giữ trong tài khoản giao dịch mở, tài trợ hóa đơn phù hợp với các giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng hoặc trong thời kì mạo hiểm vào các thị trường mới - khi vốn lưu động và dòng tiền được tận dụng triệt để - vì nó cho phép người bán nhanh chóng chuyển hóa đơn công nợ thành tiền mặt thay vì chờ đợi người mua thanh toán, và điều đó có thể mất hàng tuần. Ví dụ, Khảo sát về Thực tiễn Thanh toán của Atradius cho thấy điều khoản thanh toán B2B ở châu Á trung bình là 43 ngày.
Bao thanh toán và chiết khấu là hai phương thức tài trợ hóa đơn phổ biến nhất, và chúng đặc biệt hữu ích khi các công ty không thể tự tài trợ cho các khoản phải thu thương mại của họ hoặc các khoản vay có thế chấp hoặc hạn mức tín dụng từ ngân hàng. Hơn nữa, khả năng thuê ngoài dịch vụ kiểm soát tín dụng và quản lý sổ cái - dịch vụ mà một công ty bao thanh toán thường cung cấp - có thể hữu ích cho người bán. Tuy nhiên, mặc dù nó là một lựa chọn thay thế hấp dẫn khi thoạt nhìn qua, các chi phí liên quan phát sinh có thể đáng kể.
Tài trợ hóa đơn hoạt động như thế nào?
Bao thanh toán hóa đơn liên quan đến việc người bán chuyển quyền sở hữu hợp pháp của một hóa đơn cho công ty bao thanh toán để đổi lấy khoản thanh toán tạm ứng, trung bình từ 70% đến 90% giá trị hóa đơn tùy thuộc vào các khía cạnh như lịch sử thanh toán của người mua, thời hạn tín dụng và danh tiếng của người bán. Công ty bao thanh toán chi trả phần còn lại của số tiền hóa đơn cho người bán, sau khi khấu trừ đi một khoản phí, khi hóa đơn được thanh toán bởi người mua.
Dịch vụ bao thanh toán được cung cấp trên cơ sở "không truy đòi" hoặc "có truy đòi". Bao thanh toán "không truy đòi" có nghĩa là người bán không có nghĩa vụ hoàn trả cho công ty bao thanh toán nếu người mua không trả được nợ. Trong trường hợp bao thanh toán "có truy đòi", công ty bao thanh toán có thể yêu cầu người bán hoàn trả đầy đủ các khoản thanh toán tạm ứng đã thực hiện, điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn kém hấp dẫn hơn vì nó chỉ cung cấp cho người bán một khoản tạm ứng dòng tiền và không có đảm bảo về người mua hoặc rủi ro chính trị. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ngay cả đối với bao thanh toán "không truy đòi", công ty bao thanh toán vẫn sẽ tìm cách yêu cầu người bán hoàn trả nếu lý do người mua không thanh toán là do nhà cung cấp không thực hiện hợp đồng hoặc phát hiện gian lận.
Với chiết khấu hóa đơn, ngân hàng sẽ đề nghị ứng trước tiền - thường là khoảng 85% giá trị hóa đơn - cho người bán cho những hóa đơn đã được gửi cho người mua. Khoản tạm ứng dựa trên đánh giá của ngân hàng về sức khỏe tài chính của người mua, thông tin tín nhiệm của người bán và rủi ro quốc gia liên quan. Một điểm khác biệt chính với chiết khấu khóa đơn là các ngân hàng sẽ không nắm quyền sở hữu hợp pháp khoản nợ cũng như thực hiện các hoạt động thu nợ. Nếu người mua mất khả năng thanh toán, khoản nợ sẽ được trả về cho người bán, người sau đó người bán sẽ phải hoàn trả tiền lại cho ngân hàng.
Tài trợ hóa đơn có phải là lựa chọn đúng đắn không?
Bao thanh toán, mặc dù chi phí mắc hơn, nhìn chung được coi là một lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người bán ít kinh nghiệm hơn, vì nó có thể bao gồm các dịch vụ như đánh giá tín dụng của người mua, quản lý sổ cái và thu nợ. Chiết khấu hóa đơn chủ yếu được sử dụng bởi các công ty lớn khi các ngân hàng tìm kiếm một hồ sơ vay có lịch sử lâu đời và không tì vết trong khi đánh giá khả năng của người bán trong việc hoàn trả toàn bộ số tiền tạm ứng khi người mua mất khả năng thanh toán.
Tác động đến biên lợi nhuận là một cân nhắc chủ chốt. Mặc dù cả hai lựa chọn có vẻ như là một cách dễ dàng để có được tài trợ thương mại, tăng cường dòng tiền để trả cho chi phí hoạt động và cung cấp các điều khoản tín dụng dài hơn cho người mua, nhưng chúng có thể tốn kém. Phí cho cả chiết khấu hóa đơn và bao thanh toán có thể rất đáng kể, dao động từ 1% đến 5% giá trị hóa đơn, không bao gồm phí sắp xếp và quản lý. Chúng có thể tích lại thành một khoản tiền khổng lồ và phải được cân nhắc cẩn thận so với sự gia tăng dòng tiền mà chúng cung cấp.
Ngoài ra, bao thanh toán và chiết khấu hóa đơn có thể tốn nhiều nguồn lực do người bán cần phải gửi tài liệu, chẳng hạn như bảng kê chi tiết khoản phải thu và bản sao hóa đơn, cho mỗi lần yêu cầu tạm ứng. Và những nhược điểm khác như: Một số người mua có thể thấy việc người bán sử dụng bao thanh toán như một dấu hiệu của sự túng quẫn tài chính trong khi sự tập trung của một công ty bao thanh toán vào việc theo đòi các khoản thanh toán có thể làm tổn hại đến mối quan hệ lâu dài giữa người mua và người bán. Hơn nữa, những tình huống không lường trước được như khủng hoảng tài chính có thể nhanh chóng làm tăng rủi ro thanh toán mà không để người bán có đủ thời gian để thực hiện hành động thoái thác.
Vì những lý do này, bao thanh toán hoặc chiết khấu hóa đơn sẽ chỉ hợp lý nếu yêu cầu chính của công ty là tài trợ cho thiếu hụt ngắn hạn của dòng tiền, và khi mà có một niềm tin tuyệt đối vào khả năng trả nợ của người mua, sẽ không băn khoăn về việc gánh chịu các chi phí đáng kể liên quan và không có rủi ro chính trị nào cần được quản lý.
Trong trường hợp có sự yêu cầu dòng tiền được cải thiện cùng với giảm thiểu rủi ro được đặt ra, sự kết hợp giữa tài trợ hóa đơn và bảo hiểm tín dụng có thể là giải pháp phù hợp nhất. Nhiều ngân hàng và công ty bao thanh toán hoặc tự mua bảo hiểm tín dụng để bảo vệ mình hoặc đòi hỏi người bán mua bảo hiểm tín dụng, như một biện pháp giảm thiểu rủi ro. Cách tiếp cận hai hướng như vậy là lý tưởng bởi vì tài trợ hóa đơn cho phép người bán đảm bảo dòng tiền mà không phải chờ đợi hàng tuần để người mua thanh toán hóa đơn, thì bảo hiểm tín dụng cung cấp cho tất cả các bên tầm nhìn tốt hơn về các rủi ro liên quan và bảo vệ họ khi người mua mất khả năng thanh toán.
Hơn nữa, khi người bán chọn cả hai giải pháp, bảo hiểm tín dụng đem đến một số lợi ích bổ sung: Nó đóng vai trò mở cánh cửa để nhận được nguồn tài trợ tài chính mà có thể là không nhận được vì ngân hàng có mức độ an tâm hơn từ sự bảo vệ của bảo hiểm tín dụng và sẽ có khuynh hướng làm việc với những người bán như vậy. Các doanh nghiệp được bảo hiểm bởi nhà bảo hiểm uy tín cũng có thể kì vọng được cung cấp mức tài trợ cao hơn và với mức phí tốt hơn, do đó có khả năng giảm đi chi phí tài chính tổng thể của họ.
Kết luận
Khi các nhà xuất khẩu châu Á phát triển về tầm vóc và sự tinh tế, họ ngày càng nhận thức được những ưu và nhược điểm khác nhau của tài trợ hóa đơn như một giải pháp quản lý rủi ro tín dụng và đang chuyển sang một loạt các lựa chọn - từ thư tín dụng đến bảo lãnh ngân hàng đến bảo hiểm tín dụng - để quản lý tốt hơn rủi ro tín dụng của họ khi họ mở rộng hoạt động trên toàn thế giới ... bao thanh toán hoặc chiết khấu hóa đơn sẽ chỉ hợp lý nếu yêu cầu chính của công ty là tài trợ cho thiếu hụt ngắn hạn của dòng tiền, và khi mà có một niềm tin tuyệt đối vào khả năng trả nợ của người mua, sẽ không băn khoăn về việc gánh chịu các chi phí đáng kể liên quan, và không có rủi ro chính trị nào cần được quản lý.
Hãy theo dõi chuỗi nội dung bài viết về chủ đề liên quan để tìm hiểu kỹ hơn về các công cụ quản lý rủi ro tín dụng cùng những ưu & nhược điểm của mỗi công cụ.
Bạn có thể liên hệ Tokio Marine Việt Nam để được tư vấn về lợi ích của giải pháp bảo hiểm tín dụng.
Email: customerservice.mkt@tokiomarine.com.vn
Hà Nội : 024 3933 0704
Hồ Chí Minh: 028 3822 1340
Bảo hiểm tín dụng: Xem thông tin chi tiết tại đây
Bài viết này được chia sẻ bởi đối tác Atradius và thuộc phạm vi miễn trách theo nguyên tắc được công bố tại đây. Tokio Marine Việt Nam hợp tác cùng Atradius nhằm cung cấp giải pháp bảo hiểm tín dụng thương mại tại thị trường Việt Nam từ năm 2011.
Về AtradiusĐược thành lập từ năm 1925, Atradius là một trong những nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo lãnh và thu nợ hàng đầu thế giới. Atradius có trụ sở chính tại Hà Lan và mạng lưới dịch vụ toàn cầu tại hơn 50 quốc gia. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem tại đây. |
bài viết liên quan
Tin tức
Quản lý rủi ro tín dụng: Lựa chọn đúng giải pháp có thể tạo nên sự khác biệt (Phần 6/6)
Tin tức
Bảo hiểm tín dụng: Chiến lược quản lý rủi ro toàn diện, tiết kiệm chi phí (Phần 5/6)
Tin tức
Bảo lãnh Ngân hàng: Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo cho các giao dịch có giá trị cao (Phần 4/6)
Tin tức
Thư tín dụng: Giải pháp truyền thống để đảm bảo thanh toán (Phần 2/6)
Tin tức
Quản lý rủi ro tín dụng: Đóng góp quan trọng vào thúc đẩy thương mại toàn cầu (Phần 1/6)
Tin tức
Bảo hiểm tín dụng thương mại
Tin tức
Ban hành Luật về Phụ trợ bảo hiểm