Quản lý rủi ro tín dụng: Lựa chọn đúng giải pháp có thể tạo nên sự khác biệt (Phần 6/6)
Tin tức
Thương mại ở châu Á đã tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021 và dù có thể không cần nghi ngờ gì về triển vọng dài hạn của lĩnh vực này, đợt bùng phát mới nhất của dịch Covid-19 trong khu vực đã phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng ngắn hạn của khu vực.
Rủi ro đối với thương mại toàn cầu cũng rất nhiều. Sự bất đồng ý kiến liên tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cùng với đại dịch, đang góp phần làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu lâu đời. Cùng với đó, khi các chương trình kích thích hỗ trợ các nền kinh tế trong thời kỳ đại dịch cuối cùng bị thu hẹp lại, chúng ta có thể dự đoán tình trạng khó khăn tài chính ngày càng trầm trọng và tình trạng vỡ nợ gia tăng trong vòng 12 đến 18 tháng tới trên toàn cầu.
Có nên tự bảo hiểm?
Tự bảo hiểm là một trong nhiều cách tiếp cận để các công ty quản lý rủi ro tín dụng và vô số các công ty, kể cả ở châu Á, lựa chọn cách này vì nhiều lý do. Một trong số đó là do các công ty muốn tiết kiệm chi phí hoặc duy trì quyền kiểm soát tốt hơn đối với các quy trình quản lý rủi ro của họ, hoặc do nhận thấy không có rủi ro. Tuy nhiên đến cuối cùng, hầu hết các doanh nghiệp nhận thấy rằng tự bảo hiểm không phải là lựa chọn hiệu quả nhất về chi phí và hình thức này cũng có một số nhược điểm.
Tự quản lý rủi ro tín dụng có thể là một khoản chi tiêu đáng kể và dễ làm cạn kiệt các nguồn lực của công ty mà lẽ ra có thể được đầu tư tốt hơn vào việc phát triển kinh doanh. Hơn nữa, với các khoản phải thu tạo thành một thành phần quan trọng trong bảng cân đối kế toán, các công ty không thể chấp nhận rủi ro trói buộc vốn lưu động của họ vào các hóa đơn chưa thanh toán trong thời gian dài – đặc biệt là khi các khoản nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng, như được nhấn mạnh trong khảo sát mới nhất của chúng tôi về vấn đề quản lý khoản phải thu B2B trên khắp châu Á.
Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro tín dụng một cách chính xác là một quy trình khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn mà các công ty khó có thể đạt được. Về cơ bản, đánh giá rủi ro tín dụng không chỉ là việc một công ty đánh giá mức độ tín nhiệm của các đối tác thương mại - các công ty phải làm điều này trong khi tính đến các thế mạnh và vị thế thị trường của mình, cũng như một loạt các ảnh hưởng bên ngoài, chẳng hạn như rủi ro tiền tệ và rủi ro địa chính trị. Do đó, các doanh nghiệp cố gắng đương đầu với thách thức có thể làm hạn chế khả năng phát triển của họ khi thận trọng quá mức về giới hạn tín dụng hoặc khiến doanh nghiệp của họ chịu tổn thất đáng kể do không đủ cẩn thận.
Với nhiều tùy chọn có sẵn để lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu hoạt động và bản chất giao dịch, các công ty không nhất thiết phải tự mình đảm nhận nhiệm vụ này. Một trong những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng toàn diện và hiệu quả nhất có thể kể đến là bảo hiểm tín dụng thương mại.
Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh cách so sánh công cụ này với các công cụ quản lý rủi ro thường được sử dụng khác để có thể giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Bảo hiểm tín dụng có điểm gì khác biệt so với các lựa chọn khác
Đối với nhiều công ty, Thư tín dụng (LC) luôn là giải pháp quản lý tín dụng ưa thích trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, tiện ích của phương thức bị hạn chế vì để có được LC cho mọi giao dịch có thể là một quá trình tốn nhiều công sức trong khi bảo hiểm tín dụng có thể chi trả cho tất cả các giao dịch đủ điều kiện. LC cũng là một giải pháp tốn kém với các khoản phí lên tới 2% giá trị hóa đơn so với mức trung bình 0.1% - 0.4% của bảo hiểm tín dụng.
Các công ty đầu tư vào bảo hiểm tín dụng cũng được hưởng lợi từ kiến thức và kinh nghiệm của công ty bảo hiểm về các rủi ro giao dịch liên quan đến ngành cụ thể của họ cũng như các rủi ro chính trị ở quốc gia của người mua. Điều này cho phép họ ngăn chặn hoặc giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra, đồng thời tự tin phát triển hoạt động kinh doanh của mình sang các thị trường mới và nâng cao doanh thu.
Tài trợ hóa đơn là một lựa chọn hợp lý nếu nhu cầu chính của người bán là tài trợ cho những khoản thiếu hụt dòng tiền ngắn hạn. Bởi lẽ việc giảm thiểu rủi ro thường đi đôi với việc cải thiện khả năng tiếp cận vốn lưu động, nên sự kết hợp giữa tài trợ hóa đơn và bảo hiểm tín dụng thường là một giải pháp thích hợp.
Cách tiếp cận hai hướng này là lý tưởng bởi trong khi tài trợ hóa đơn cho phép người bán đảm bảo dòng tiền mà không phải đợi hàng tuần để người mua thanh toán hóa đơn, bảo hiểm tín dụng cung cấp tầm nhìn rõ hơn về các rủi ro liên quan và bảo vệ doanh nghiệp khỏi tình trạng vỡ nợ.
Ngoài ra, bảo hiểm tín dụng cũng đóng vai trò như một cửa ngõ để có được nguồn tài chính vì các công ty được bảo hiểm bởi một công ty bảo hiểm có uy tín có thể mong đợi được cung cấp mức tài trợ cao hơn và ở mức lãi suất tốt hơn, do đó tăng khả năng giảm chi phí tài chính chung của họ.
Bảo lãnh ngân hàng thường được sử dụng để tạo thuận lợi cho các giao dịch đơn lẻ và có giá trị cao giữa các đối tác không có quan hệ thương mại trước đó. Tuy nhiên, để sử dụng được phương thức này có thể là một thách thức bởi các ngân hàng thường chỉ cung cấp bảo lãnh cho các công ty có tình hình tài chính tốt. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng cũng không đem lại sự bảo vệ có thể chống lại những rủi ro chính trị.
Bảo hiểm tín dụng cung cấp gói giải pháp đánh giá rủi ro hoàn chỉnh, bảo vệ tín dụng và thu hồi nợ với các chính sách bảo hiểm, thông thường lên tới 90% số tiền nợ, đối với rủi ro thương mại (vỡ nợ kéo dài và mất khả năng thanh toán) cũng như hầu hết các rủi ro chính trị.
Đối với hình thức bảo hiểm toàn diện, các công ty bảo hiểm thường khuyến nghị bảo hiểm toàn bộ doanh thu vì phạm vi này áp dụng cho toàn bộ sổ phải thu thương mại của người bán, từ đó cho phép người bán nhận được sự bảo vệ toàn diện, bao gồm cả những thiệt hại tài chính phát sinh do các trường hợp hoàn toàn không lường trước được, với mức phí bảo hiểm hợp lý.
Kết luận
Nhìn chung, trong khi mỗi giải pháp quản lý rủi ro được nêu ở đây đều đáp ứng cho các nhu cầu cụ thể và có vị trí tương xứng trong thương mại toàn cầu, bảo hiểm tín dụng đang nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong chiến lược quản lý rủi ro của các công ty.
Bởi lẽ, bảo hiểm rủi ro tín dụng không chỉ cung cấp sự bảo vệ toàn diện, sự tiếp cận với phạm vi tiếp cận và nguồn lực rộng lớn của công ty bảo hiểm một cách hiệu quả về chi phí, mà còn giúp các công ty nâng cao tiềm năng tăng trưởng bằng cách xây dựng mối quan hệ tốt và bền vững trong giao dịch của họ với đối tác – một yếu tố quan trọng để thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, nơi giao dịch tài khoản mở đang ngày càng trở thành tiêu chuẩn.
Bạn có thể liên hệ Tokio Marine Việt Nam để được tư vấn về lợi ích của giải pháp bảo hiểm tín dụng.
Email: customerservice.mkt@tokiomarine.com.vn
Hà Nội : 024 3933 0704
Hồ Chí Minh: 028 3822 1340
Bảo hiểm tín dụng: Xem thông tin chi tiết tại đây
Bài viết này được chia sẻ bởi đối tác Atradius và thuộc phạm vi miễn trách theo nguyên tắc được công bố tại đây. Tokio Marine Việt Nam hợp tác cùng Atradius nhằm cung cấp giải pháp bảo hiểm tín dụng thương mại tại thị trường Việt Nam từ năm 2011.
Về AtradiusĐược thành lập từ năm 1925, Atradius là một trong những nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo lãnh và thu nợ hàng đầu thế giới. Atradius có trụ sở chính tại Hà Lan và mạng lưới dịch vụ toàn cầu tại hơn 50 quốc gia. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem tại đây. |