Tìm hiểu quy định về bảo hiểm bắt buộc ở Việt Nam
Blog Pháp luật
Bảo hiểm bắt buộc là loại hình đặc thù mà sẽ do pháp luật quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Theo quy định tại Điều 8 của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
Cũng theo luật này, có bốn nhóm bảo hiểm bắt buộc chính gồm
- a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (quy định chi tiết tại Thông tư 22/2016/TT-BTC), bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
- b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
- c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
- d) Bảo hiểm cháy, nổ (quy định chi tiết tại Nghị định 23/2019/NĐ-CP).
Mới đây, Luật sửa đổi, bổ sung Luật KDBH 2019 cũng bổ sung thêm việc mua bảo hiểm bắt buộc cho hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
Tuy nhiên, việc liệt kê trên của Luật KDBH còn thiếu sót khi chưa điểm tới các loại bảo hiểm bắt buộc khác được quy định rải rác tại nhiều luật, quy định chuyên ngành, cụ thể như liệt kê dưới đây:
Chủ thể | Loại bảo hiểm bắt buộc | Căn cứ pháp luật |
Doanh nghiệp, hợp tác xã được kinh doanh vận tải đa | Bảo hiểm trách nhiệm nghề
| Điều 5 - Nghị định 87/2009/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 89/2011/NĐ-CP và Nghị định 144/2018/NĐ-CP) về vận tải đa phương thức |
Chủ phương tiện kinh doanh | Bảo hiểm trách nhiệm dân sự | Điều 77- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2014 (theo đó, Điều kiện, mức phí bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm) |
Chủ của tàu biển chuyên dùng | Bảo hiểm trách nhiệm dân sự | Điều 105- Bộ luật Hàng hải |
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và | Bảo hiểm trách nhiệm trong | Điều 78-Luật Khám chữa bệnh 2009 và Điều 4-9, Nghị định 102/2011/CP |
Chủ đầu tư | Bảo hiểm công trình trong | Nghị định 119/2015/CP & Thông tư 329/2016/TT-BTC về bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng |
Nhà thầu tư vấn | Bảo hiểm trách nhiệm nghề | |
Nhà thầu thi công xây dựng | Bảo hiểm đối với người lao động |
|
Doanh nghiệp kiểm toán, chi | Bảo hiểm trách nhiệm nghề | Điều 29.5- Luật Kiểm toán độc lập 2011 |
Văn phòng luật sư và công ty Chi nhánh, công ty luật | Bảo hiểm trách nhiệm nghề | Điều 40 & 73.2 - Luật Luật sư |
Doanh nghiệp thẩm định giá | Bảo hiểm trách nhiệm nghề | Điều 42- Luật Giá 2012 & Điều 6-Thông tư 38/2014/TT-BTC |
Công ty chứng khoán | Bảo hiểm trách nhiệm nghề | Điều 71.7- Luật chứng khoán 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật 2018) |
Tổ chức hành nghề công | Bảo hiểm trách nhiệm nghề | Điều 37- Luật công chứng 2014 & Điều 19 đến 22- Nghị định 29/2015/CP |
Tổ chức, cá nhân hoạt động a) Hoạt động dầu khí bao gồm b) Sản xuất, kinh doanh hóa c) Sử dụng tàu biển chuyên d) Lưu giữ, vận chuyển | Bảo hiểm trách nhiệm bồi | Điều 167- Luật bảo vệ môi trường 2014 & Điều 31-32 Nghị định 19/2015/CP (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 40/2019/CP) |
Tổ chức, cá nhân tiến hành | Bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm | Điều 90- Luật năng lượng nguyên tử 2008 & Điều 13- Nghị định 07/2010/CP |
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy a) Vận hành lò phản ứng hạt b) Sản xuất, chế biến chất c) Khai thác, chế biến quặng d) Xử lý chất thải phóng xạ, | Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường |
Trong số đó, chỉ có riêng bảo hiểm bắt buộc trong đầu tư xây dựng đã được Bộ Tài chính ban hành văn bản chi tiết về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu; bảo hiểm TNNN của công chứng viên có quy định tại Nghị định về phạm vi, điều kiện bảo hiểm và phí bảo hiểm tối thiểu; bảo hiểm TNNN khám chữa bệnh có quy định ở Nghị định vè phạm vi, mức trách nhiệm bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường, hồ sơ bồi thường; các nhóm còn lại chưa có hướng dẫn chi tiết.
tất cả tin
Thẻ