Ban hành Thông tư 65/2019/TT-BTC về đào tạo, thi chứng chỉ về Phụ trợ bảo hiểm
Pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Ngày 16/9/2019, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 65/2019/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp và công nhận chứng chỉ về Phụ trợ bảo hiểm (“Thông tư 65/2019”) theo nhiệm vụ được giao tại Luật số 42/2019/QH14.
Thông tư 65/2019 này bao gồm hai (02) nhóm quy định chính: (i) quy định về nội dung đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước (không áp dụng với chứng chỉ về tính toán bảo hiểm); và (ii) quy định việc công nhận đối với chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.
Về các loại chứng chỉ PTBH, thì đối với dịch vụ tư vấn, đánh giá rủi ro và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm, chứng chỉ được chi tiết theo 3 nghiệp vụ: nhân thọ-phi nhân thọ-sức khỏe; trong khi đó, đối với dịch vụ giám định tổn thất thì được chia thành 3 loại: phi nhân thọ-hàng hải-hàng không.
Các cá nhân để thi chứng chỉ có thể lựa chọn việc tự học hoặc đào tạo tại các cơ sở đào tạo được phép (có chức năng đào tạo về bảo hiểm) trước khi đăng ký tham dự kỳ thi do Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (“Trung tâm”) tổ chức hàng tháng. Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của Trung tâm thì:
- a) Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là học viên của cơ sở đào tạo.
- b) Trung tâm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là thí sinh tự do.
Thông tư cũng quy dịnh các trường hợp chứng chỉ về PTBH không có hiệu lực và bị thu hồi, gồm:
- ¬ Cá nhân được cấp chứng chỉ nhưng không tham dự kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Trung tâm tổ chức theo quy định tại Thông tư này;
- ¬ Cá nhân được cấp chứng chỉ đã giả mạo, gian lận về thông tin cá nhân khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
- ¬ Người được cấp chứng chỉ nhờ người khác thi hộ tại kỳ thi đó;
- ¬ Kết quả phúc tra bài thi của thí sinh không đủ điểm đỗ theo quy định tại Thông tư này;
- ¬ Người được cấp chứng chỉ cho người khác sử dụng chứng chỉ.
Đối với nhóm quy định về công nhận chứng chỉ, Thông tư 65/2019 quy định về việc cá nhân có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do các cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp để được công nhận chứng chỉ tại Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
- ¬ Có chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm:
- • Chứng chỉ do cơ sở đào tạo cấp sau khi cá nhân thi đỗ kỳ thi do cơ quan quản lý bảo hiểm của nước ngoài tổ chức thi hoặc đơn vị do cơ quan nhà nước thành lập để thực hiện tổ chức thi chứng chỉ; hoặc
- • Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo bảo hiểm quốc tế cấp: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd; hoặc
- • Chứng chỉ do các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam cấp.
- ¬ Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của cơ sở đào tạo ở nước ngoài phải đảm bảo tương ứng với từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đề nghị được công nhận tại Việt Nam.
- ¬ Hồ sơ đề nghị công nhận chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đủ thành phần theo yêu cầu gửi đến Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm.
Bộ Tài chính cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan, như Cục QLGSBH có trách nhiệm ban hành Quy chế thi chứng chỉ và xây dựng Ngân hàng câu hỏi; Trung tâm NC&ĐTBH có trách nhiệm tổ chức thi, phê duyệt kết quả, cấp, thu hồi chứng chỉ...
Thông tư này có hiệu lực từ 1/11/2019.
tất cả tin
Thẻ