Quay lại danh sách tin tức
QUY ĐỊNH MỚI VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Tin tức
Ra đời với ý nghĩa nhân đạo nhằm hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông nhanh chóng khắc phục tổn thất về người và tài sản, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đã không còn xa lạ với người dân sau nhiều năm triển khai.
Tháng 1 vừa qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP (“Nghị Định 03”) và Thông tư 04/2021/TT-BTC đề ngày 15/1/2021 (“Thông tư 04”) về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Bộ đôi văn bản này sẽ thay thế Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Thông tư 22/2016/TT-BTC từ ngày 1/3/2021 với nhiều thay đổi quan trọng.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (“GCNBH”)
Theo quy định mới, mỗi Doanh nghiệp bảo hiểm (“DNBH”) có quyền chủ động thiết kế GCNBH, thay vì sử dụng mẫu chung do Bộ Tài chính ban hành. Mẫu GCNBH này cần đảm bảo đủ các thông tin về: chủ xe cơ giới, biển số hoặc số khung, số máy xe, thông tin doanh nghiệp bảo hiểm, mức trách nhiệm đối với bên thứ ba và hành khách, trách nhiệm của chủ xe và lái xe, thời hạn bảo hiểm, phí và thời hạn thanh toán, thời gian cấp GCNBH, mã số, mã vạch.
Đối với thông tin về mã số, mã vạch, DNBH phải tuân thủ theo theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký sử dụng, lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin.
Đặc biệt, Nghị định 03 đã công nhận hiệu lực của GCNBH bản điện tử và yêu cầu GCNBH điện tử phải phải tuân thủ pháp luật Giao dịch điện tử và thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
Mức bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng
Một điểm mới của Nghị định 03 là đối với thiệt hại sức khỏe, tính mạng, bên cạnh việc căn cứ vào Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, DNBH có thể căn cứ vào thoả thuận giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của họ về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Mức trách nhiệm cho vụ tổn thất về sức khỏe tính mạng cũng tăng từ 100 triệu đồng lên 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.
Quyền tăng phí bảo hiểm
Một điểm quan trọng của Nghị định 03 là việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm quy định tại Thông tư 04 căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của từng DNBH.
Chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm
So sánh với NĐ 103 và TT 22, các văn bản mới đã sử dụng thống nhất khái niệm “chấm dứt Hợp đồng” và không còn các trường hợp “hủy hợp đồng”. Quy định mới cũng bổ sung các điều khoản và các trường hợp được chấm dứt Hợp đồng và thời điểm chấm dứt đối với từng trường hợp, cũng như các hệ quả tương ứng của việc chấm dứt này.
Tạm ứng Bồi thường thiệt hại
Nghị định 03 cũng lần đầu đưa ra quy định về trách nhiệm tạm ứng bồi thường của DNBH. Cụ thể, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, DNBH phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.
Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
Tháng 1 vừa qua, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định 03/2021/NĐ-CP (“Nghị Định 03”) và Thông tư 04/2021/TT-BTC đề ngày 15/1/2021 (“Thông tư 04”) về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Bộ đôi văn bản này sẽ thay thế Nghị định 103/2008/NĐ-CP và Thông tư 22/2016/TT-BTC từ ngày 1/3/2021 với nhiều thay đổi quan trọng.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (“GCNBH”)
Theo quy định mới, mỗi Doanh nghiệp bảo hiểm (“DNBH”) có quyền chủ động thiết kế GCNBH, thay vì sử dụng mẫu chung do Bộ Tài chính ban hành. Mẫu GCNBH này cần đảm bảo đủ các thông tin về: chủ xe cơ giới, biển số hoặc số khung, số máy xe, thông tin doanh nghiệp bảo hiểm, mức trách nhiệm đối với bên thứ ba và hành khách, trách nhiệm của chủ xe và lái xe, thời hạn bảo hiểm, phí và thời hạn thanh toán, thời gian cấp GCNBH, mã số, mã vạch.
Đối với thông tin về mã số, mã vạch, DNBH phải tuân thủ theo theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký sử dụng, lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin.
Đặc biệt, Nghị định 03 đã công nhận hiệu lực của GCNBH bản điện tử và yêu cầu GCNBH điện tử phải phải tuân thủ pháp luật Giao dịch điện tử và thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
Mức bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng
Một điểm mới của Nghị định 03 là đối với thiệt hại sức khỏe, tính mạng, bên cạnh việc căn cứ vào Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, DNBH có thể căn cứ vào thoả thuận giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của họ về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm.
Mức trách nhiệm cho vụ tổn thất về sức khỏe tính mạng cũng tăng từ 100 triệu đồng lên 150 triệu đồng/người/vụ tai nạn.
Quyền tăng phí bảo hiểm
Một điểm quan trọng của Nghị định 03 là việc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí bảo hiểm quy định tại Thông tư 04 căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của từng DNBH.
Chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm
So sánh với NĐ 103 và TT 22, các văn bản mới đã sử dụng thống nhất khái niệm “chấm dứt Hợp đồng” và không còn các trường hợp “hủy hợp đồng”. Quy định mới cũng bổ sung các điều khoản và các trường hợp được chấm dứt Hợp đồng và thời điểm chấm dứt đối với từng trường hợp, cũng như các hệ quả tương ứng của việc chấm dứt này.
Tạm ứng Bồi thường thiệt hại
Nghị định 03 cũng lần đầu đưa ra quy định về trách nhiệm tạm ứng bồi thường của DNBH. Cụ thể, trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, DNBH phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng.
Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
- 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
- 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
- Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:
- 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong.
- 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.