Quay lại danh sách tin tức
Ngày 16/11/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 70/2022/TT-BTC quy định về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái báo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi tắt là “Thông tư 70”). Một số điểm mới tại Thông tư 70 áp dụng cho hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm ("DNBH") như sau:
1. Quản trị rủi ro
a. Hoạt động Quản trị rủi ro
DNBH phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
-Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
-Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
-Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ.
Hoạt động quản trị rủi ro phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí:
- Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro bảo đảm kịp thời, chính xác
- Phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán định kỳ hàng năm
- Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thông qua việc ban hành và thực hiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, chế độ khen thưởng, kỷ luật.
b. Nhiệm vụ của bộ phận Quản trị rủi ro
Bộ phận Quản trị rủi ro thuộc tuyến bảo vệ thứ hai, cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc ban hành quy định nội bộ về quản trị rủi ro;
- Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ ở tuyến bảo vệ thứ nhất nhận dạng và theo dõi các rủi ro trọng yếu phát sinh;
- Xây dựng, sử dụng các mô hình đánh giá và đo lường rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm các hạn mức rủi ro, đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phát sinh (nếu có);
- Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng của DNBH đối với các rủi ro;
- Báo cáo định kỳ quý, năm và báo cáo đột xuất cho Tổng giám đốc về tình hình quản trị rủi ro của DNBH; kịp thời báo cáo Hội đồng thành viên trong trường hợp phát hiện các rủi ro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động. Báo cáo định kỳ quý phải được gửi không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo định kỳ năm phải được gửi không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
2. Kiểm soát nội bộ
a. Hoạt động kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát nội bộ bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Kiểm soát nội bộ được thực hiện đối với tất cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ và các bộ phận của DNBH.
- Bộ phận kiểm soát tuân thủ phải độc lập với các bộ phận nghiệp vụ.
- Một nhân viên của DNBH không đảm nhiệm cùng một lúc những chức vụ, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhau.
- Nhân viên không được sử dụng thông tin của DNBH để phục vụ cho mục đích cá nhân; không được che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của DNBH.
- Bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.
- Hệ thống thông tin về tài chính phục vụ hoạt động kiểm soát nội bộ phải trung thực, hợp lý, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
b. Nhiệm vụ của bộ phận Kiểm soát tuân thủ
Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát tuân thủ bao gồm:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền ban hành quy trình kiểm soát nội bộ.
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm/ đột xuất việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận nghiệp vụ.
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong việc xây dựng, rà soát quy định nội bộ nhằm bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật; kiến nghị, hoàn thiện quy trình, quy định nội bộ.
- Lập báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm và đột xuất cho Tổng giám đốc về tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận nghiệp vụ, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ (nếu cần thiết). Báo cáo định kỳ quý phải được gửi không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo định kỳ năm phải được gửi không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
- Kịp thời báo cáo Hội đồng thành viên trong trường hợp phát hiện các vi phạm trong việc tuân thủ quy định pháp luật của DNBH.
3. Kiểm toán nội bộ
a. Hoạt động của kiểm toán nội bộ
Bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Những bộ phận, nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao theo đánh giá của DNBH phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu.
Bộ phận kiểm toán nội bộ phải trình báo cáo kiểm toán nội bộ cho Hội đồng thành viên trong thời hạn tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi cuộc kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày rõ: Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; tồn tại, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; các biện pháp nhằm cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức DNBH.
DNBH phải ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ đảm bảo theo tiêu chuẩn pháp luật hiện hành.
b. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, quy trình và quy chế nội bộ của DNBH.
- Kiểm toán tính an toàn, hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và nguồn lực của DNBH.
- Kiểm toán tính chính xác, trung thực, hiệu quả của quy trình kiểm soát các thông tin tài chính và việc lập báo cáo tài chính.
- Kiểm toán tính đầy đủ, chính xác, an toàn của hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm nghiệp vụ.
- Kiểm toán các nội dung khác theo yêu cầu của Hội đồng thành viên.
MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 70/2022/TT-BTC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO, KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Tin tức
Ngày 16/11/2022, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 70/2022/TT-BTC quy định về quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái báo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi tắt là “Thông tư 70”). Một số điểm mới tại Thông tư 70 áp dụng cho hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm ("DNBH") như sau:
1. Quản trị rủi ro
a. Hoạt động Quản trị rủi ro
DNBH phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
-Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
-Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
-Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ.
Hoạt động quản trị rủi ro phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chí:
- Nhận dạng, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro bảo đảm kịp thời, chính xác
- Phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán định kỳ hàng năm
- Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro thông qua việc ban hành và thực hiện bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, chế độ khen thưởng, kỷ luật.
b. Nhiệm vụ của bộ phận Quản trị rủi ro
Bộ phận Quản trị rủi ro thuộc tuyến bảo vệ thứ hai, cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc ban hành quy định nội bộ về quản trị rủi ro;
- Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ ở tuyến bảo vệ thứ nhất nhận dạng và theo dõi các rủi ro trọng yếu phát sinh;
- Xây dựng, sử dụng các mô hình đánh giá và đo lường rủi ro để cảnh báo, nhận biết sớm rủi ro và nguy cơ vi phạm các hạn mức rủi ro, đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro phát sinh (nếu có);
- Lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng của DNBH đối với các rủi ro;
- Báo cáo định kỳ quý, năm và báo cáo đột xuất cho Tổng giám đốc về tình hình quản trị rủi ro của DNBH; kịp thời báo cáo Hội đồng thành viên trong trường hợp phát hiện các rủi ro có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tài chính và hiệu quả hoạt động. Báo cáo định kỳ quý phải được gửi không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo định kỳ năm phải được gửi không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
2. Kiểm soát nội bộ
a. Hoạt động kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát nội bộ bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Kiểm soát nội bộ được thực hiện đối với tất cả hoạt động, quy trình nghiệp vụ và các bộ phận của DNBH.
- Bộ phận kiểm soát tuân thủ phải độc lập với các bộ phận nghiệp vụ.
- Một nhân viên của DNBH không đảm nhiệm cùng một lúc những chức vụ, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo nhau.
- Nhân viên không được sử dụng thông tin của DNBH để phục vụ cho mục đích cá nhân; không được che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của DNBH.
- Bảo đảm có sự kiểm tra, giám sát chéo trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ.
- Hệ thống thông tin về tài chính phục vụ hoạt động kiểm soát nội bộ phải trung thực, hợp lý, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
b. Nhiệm vụ của bộ phận Kiểm soát tuân thủ
Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát tuân thủ bao gồm:
- Tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc cấp có thẩm quyền ban hành quy trình kiểm soát nội bộ.
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm/ đột xuất việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận nghiệp vụ.
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan trong việc xây dựng, rà soát quy định nội bộ nhằm bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật; kiến nghị, hoàn thiện quy trình, quy định nội bộ.
- Lập báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm và đột xuất cho Tổng giám đốc về tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của các cá nhân, bộ phận nghiệp vụ, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ (nếu cần thiết). Báo cáo định kỳ quý phải được gửi không chậm hơn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, báo cáo định kỳ năm phải được gửi không chậm hơn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
- Kịp thời báo cáo Hội đồng thành viên trong trường hợp phát hiện các vi phạm trong việc tuân thủ quy định pháp luật của DNBH.
3. Kiểm toán nội bộ
a. Hoạt động của kiểm toán nội bộ
Bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm. Những bộ phận, nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao theo đánh giá của DNBH phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm. Bộ phận kiểm toán nội bộ phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu.
Bộ phận kiểm toán nội bộ phải trình báo cáo kiểm toán nội bộ cho Hội đồng thành viên trong thời hạn tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi cuộc kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày rõ: Nội dung kiểm toán, phạm vi kiểm toán; những đánh giá, kết luận về nội dung đã được kiểm toán và cơ sở đưa ra các ý kiến này; tồn tại, vi phạm, các ý kiến giải trình của đối tượng kiểm toán; kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và xử lý vi phạm; các biện pháp nhằm cải tiến quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu tổ chức DNBH.
DNBH phải ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ đảm bảo theo tiêu chuẩn pháp luật hiện hành.
b. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, quy trình và quy chế nội bộ của DNBH.
- Kiểm toán tính an toàn, hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và nguồn lực của DNBH.
- Kiểm toán tính chính xác, trung thực, hiệu quả của quy trình kiểm soát các thông tin tài chính và việc lập báo cáo tài chính.
- Kiểm toán tính đầy đủ, chính xác, an toàn của hệ thống công nghệ thông tin và phần mềm nghiệp vụ.
- Kiểm toán các nội dung khác theo yêu cầu của Hội đồng thành viên.