Quay lại danh sách tin tức
LUẬT DOANH NGHIỆP 2020: CÁCH MẠNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH & QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Tin tức
Được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (“LDN 2020”) đã chính thức có hiệu lực kể từ 01/01/2021 và thay thế hoàn toàn Luật Doanh nghiệp 2014.
Đây là một bước tiến nhanh của các nhà làm luật chỉ sau hơn năm năm thi hành Luật Doanh nghiệp 2014, nhằm hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, gia nhập và kinh doanh trên thị trường, đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp lý vững chắc, hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Đây là một bước tiến nhanh của các nhà làm luật chỉ sau hơn năm năm thi hành Luật Doanh nghiệp 2014, nhằm hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, gia nhập và kinh doanh trên thị trường, đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp lý vững chắc, hoàn thiện hơn cho hoạt động quản trị doanh nghiệp.
Một số thay đổi đáng chú ý của LDN 2020 bao gồm:
Giản lược thủ tục hành chính
Về quản lý con dấu: LDN 2020 công nhận chữ ký số có giá trị tương đương con dấu, đồng thời bãi bỏ quy định phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải quy định các nguyên tắc quản lý và lưu giữ con dấu chỉ trong Điều lệ công ty, mà có thể ghi nhận trong các quy chế do doanh nghiệp hoặc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác ban hành. LDN 2020 cũng không bó buộc phải có 2 thông tin tối thiểu là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp trên con dấu.
Về báo cáo thay đổi thông tin người quản lý: Trước đây, khi doanh nghiệp thay đổi một hoặc nhiều hơn các thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số căn cước công dân,…) của Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc, Doanh nghiệp phải báo cáo cáo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, yêu cầu này đã được bãi bỏ tại LDN 2020.
Về đăng ký doanh nghiệp: LDN 2020 đã chính thức đưa vào luật các phương thức đăng ký doanh nghiệp gồm: trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; qua dịch vụ bưu chính và qua mạng thông tin điện tử. Trong đó, do hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy nên doanh nghiệp sẽ không phải nộp bản giấy như quy định hiện hành.
Cải thiện quản trị doanh nghiệp
Trách nhiệm của những người đại diện theo pháp luật: Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 đã có một tiến bộ trong việc cho phép các doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, nhưng quy định còn thiếu hướng dẫn để giải quyết tình huống Điều lệ doanh nghiệp không ghi nhận rõ quyền lợi, nghĩa vụ của những người này.
Nhằm giảm bớt sự “mập mờ” và hạn chế việc trốn tránh trách nhiệm từ những người đại diện theo pháp luật, LDN 2020 đã bổ sung quy định “mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; […] chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật ”.
Bổ sung đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: LDN 2020 đã bổ sung thêm một số trường hợp so với Luật Doanh nghiệp 2014 như:
• Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang bị tạm giam
• Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Tăng quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần: nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu nhóm cổ đông thiểu số phải là nắm giữ 10% tổng số CPPT trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng thì mới được thực hiện một số quyền như xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông…, thì LDN 2020 đã giảm tỉ lệ nắm giữ còn 5% và không quy định về thời hạn nắm giữ.
Vắng mặt người đại diện theo pháp luật duy nhất: Nhằm giúp cho doanh nghiệp hoạt động liên tục, hạn chế ngắt quãng, LDN 2020 cũng làm rõ/ bổ sung một số trường hợp đặc biệt, cho phép chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty nếu người đại diện hiện tại vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện đó bị chết, mất tích, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,…
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh: LDN 2020 cũng nâng cao vai trò quản lý nhà nước, khi bổ sung cụ thể các trường hợp doanh nghiệp có thể bị cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như không đáp ứng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường, hoặc bị đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.
Giản lược thủ tục hành chính
Về quản lý con dấu: LDN 2020 công nhận chữ ký số có giá trị tương đương con dấu, đồng thời bãi bỏ quy định phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải quy định các nguyên tắc quản lý và lưu giữ con dấu chỉ trong Điều lệ công ty, mà có thể ghi nhận trong các quy chế do doanh nghiệp hoặc các chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác ban hành. LDN 2020 cũng không bó buộc phải có 2 thông tin tối thiểu là tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp trên con dấu.
Về báo cáo thay đổi thông tin người quản lý: Trước đây, khi doanh nghiệp thay đổi một hoặc nhiều hơn các thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, quốc tịch, số căn cước công dân,…) của Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc/Tổng Giám đốc, Doanh nghiệp phải báo cáo cáo cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, yêu cầu này đã được bãi bỏ tại LDN 2020.
Về đăng ký doanh nghiệp: LDN 2020 đã chính thức đưa vào luật các phương thức đăng ký doanh nghiệp gồm: trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; qua dịch vụ bưu chính và qua mạng thông tin điện tử. Trong đó, do hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy nên doanh nghiệp sẽ không phải nộp bản giấy như quy định hiện hành.
Cải thiện quản trị doanh nghiệp
Trách nhiệm của những người đại diện theo pháp luật: Nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 đã có một tiến bộ trong việc cho phép các doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật, nhưng quy định còn thiếu hướng dẫn để giải quyết tình huống Điều lệ doanh nghiệp không ghi nhận rõ quyền lợi, nghĩa vụ của những người này.
Nhằm giảm bớt sự “mập mờ” và hạn chế việc trốn tránh trách nhiệm từ những người đại diện theo pháp luật, LDN 2020 đã bổ sung quy định “mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; […] chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật ”.
Bổ sung đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: LDN 2020 đã bổ sung thêm một số trường hợp so với Luật Doanh nghiệp 2014 như:
• Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người đang bị tạm giam
• Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Tăng quyền của cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần: nếu như Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu nhóm cổ đông thiểu số phải là nắm giữ 10% tổng số CPPT trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng thì mới được thực hiện một số quyền như xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông…, thì LDN 2020 đã giảm tỉ lệ nắm giữ còn 5% và không quy định về thời hạn nắm giữ.
Vắng mặt người đại diện theo pháp luật duy nhất: Nhằm giúp cho doanh nghiệp hoạt động liên tục, hạn chế ngắt quãng, LDN 2020 cũng làm rõ/ bổ sung một số trường hợp đặc biệt, cho phép chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty nếu người đại diện hiện tại vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện đó bị chết, mất tích, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,…
Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh: LDN 2020 cũng nâng cao vai trò quản lý nhà nước, khi bổ sung cụ thể các trường hợp doanh nghiệp có thể bị cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như không đáp ứng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường, hoặc bị đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.