Trang chủ Pháp luật kinh doanh bảo hiểm DỰ THẢO LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM SỬA ĐỔI: CÒN NHIỀU ĐIỂM CẦN LÀM RÕ
Quay lại danh sách tin tức
DỰ THẢO LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM SỬA ĐỔI: CÒN NHIỀU ĐIỂM CẦN LÀM RÕ
Pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Sau hơn 20 năm ban hành, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã thể hiện vai trò của mình trong việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, nhưng đồng thời bộc lộ nhiều hạn chế và vướng mắc như không bắt kịp sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, hay mâu thuẫn với các luật liên quan.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì việc xây dựng Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi (“Dự thảo”) nhằm sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan về Hợp đồng bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết và thực hiện HĐBH, các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm, quản lý tài chính.
Đến nay, Dự thảo đang được lấy ý kiến và thẩm định giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư Pháp trước khi trình chính thức lên Chính phủ. Ban biên tập xin lựa chọn một số điểm góp ý, bình luận về Dự thảo (bản ngày 15/4/2021) và giới thiệu với Quý độc giả.
Trách nhiệm giải thích HĐBH
Kế thừa các điều khoản của Luật hiện hành về giải thích HĐBH, Dự thảo quy định doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có trách nhiệm: “Yêu cầu BMBH đọc kỹ quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, các điều khoản loại trừ trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết HĐBH".
Đây là điều khoản công bằng và có tính nhân văn, yêu cầu DNBH (bên hiểu rõ hơn về ngành nghề và sản phẩm), phải có trách nhiệm với khách hàng của mình trong việc làm rõ cặn kẽ khúc mắc, trăn trở của khách hàng về sản phẩm. Mặc dù vậy, điều khoản này vẫn còn chỗ chưa thỏa đáng hoặc không tiện lợi cho cả hai bên, cụ thể:
Giải thích toàn bộ HĐBH
Xét tới tính thực tế, việc DNBH và BMBH ngồi cùng nhau để giải thích cặn kẽ từng điều kiện điều khoản của một HĐBH là điều bất khả, tốn thời gian, và bản thân BMBH cũng chưa chắc có nhu cầu nghe giải thích toàn bộ nội dung. Nhưng khi có vấn đề xảy ra, BMBH lại đưa ra việc không được giải thích các quy định của HĐBH, đặc biệt là việc áp dụng điều khoản loại trừ.
Do vậy, cơ chế giải thích tại HĐBH nên được quy định theo hướng quy định trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của BMBH. Cách quy định này đối trọng với trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH của BMBH theo yêu cầu của DNBH.
Nguyên tắc giải thích Hợp đồng bảo hiểm
Dự thảo cũng quy định rằng: Khi HĐBH có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích căn cứ vào:
(i) Ngôn từ và ý chí của các bên trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện HĐBH; và
(ii) theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm nếu có nhiều cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên, nguyên tắc này lại chưa thống nhất với nguyên tắc giải thích hợp đồng đã có sẵn trong Bộ luật Dân sự, cụ thể là Điều 404 BLDS 2015 để đảm bảo công bằng cho 2 bên, ví dụ:
• Hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
• Hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
• Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
Do đó, chúng tôi cho rằng nên định hướng thống nhất trong kỹ thuật soạn thảo văn bản, đảm bảo giữa luật chung (BLDS) và luật chuyên ngành có thể bổ sung cho nhau.
Trách nhiệm bảo hiểm vs Thanh toán phí bảo hiểm
Việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo hiểm là nhân tố hàng đầu quyết định hiệu lực của HĐBH. Dự thảo quy định về vấn đề hiệu lực của HĐHB liên quan đến việc đóng PBH như sau:
• HĐBH có hiệu lực từ thời điểm giao kết và BMBH đã đóng đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận (trừ trường hợp thỏa thuận nợ phí); và
• HĐBH chấm dứt nếu BMBH không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận (trừ trường hợp có thoả thuận khác).
Đồng thời, liên quan đến nghĩa vụ của DNBH:
• Trường hợp BMBH không đóng đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại HĐBH, DNBH không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Tuy vậy, cách viết “theo thỏa thuận” trên cũng dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Giả sử, ngày các bên giao kết HĐBH là 1/1 quy định thời hạn đóng phí là 30 ngày, và sự kiện bảo hiểm xảy ra ngày 15/1. Như vậy, chiếu theo quy định của Dự thảo thì xảy ra hai cách hiểu:
Cách hiểu 1: HĐBH chưa có hiệu lực do chưa đóng số phí đã thỏa thuận, chưa phát sinh trách nhiệm bồi thường của DNBH.
Cách hiểu 2: HĐBH vẫn có hiệu lực, do BMBH vẫn đang trong thời hạn đóng phí do đó chưa vi phạm thỏa thuận về nghĩa vụ đóng phí. DNBH vẫn có trách nhiệm bồi thường với điều kiện BMBH đóng phí trong thời hạn 30 ngày này.
Bên cạnh đó, trong trường hợp DNBH và BMBH có thoả thuận về việc bù trừ khoản phí bảo hiểm trong số tiền bồi thường sẽ chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thông lệ nhiều nước trên thế giới, Dự thảo cũng chưa nêu rõ liệu có được tính là trường “có thoả thuận khác”, hay HĐBH sẽ chấm dứt hiệu lực.
Hợp đồng bảo hiểm trùng
Xét về ưu điểm, Dự thảo đã bổ sung nghĩa vụ thông báo của BMBH trong trường hợp HĐBH trùng “Bên mua bảo hiểm trùng có trách nhiệm thông báo cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm liên quan về các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trùng.” Quy định này cũng góp phần làm chặt chẽ hơn quy trình bồi thường đối với trường hợp này.
Về nhước điểm, định nghĩa HĐBH trùng của Dự thảo vẫn tương tự như quy định hiện hành: giao kết hai HĐBH với hai DNBH trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
Trên thực tế, một số DNBH trên thị trường nhận định rằng phải trùng khớp toàn bộ điều kiện thì mới được xem là “cùng điều kiện”, do đó, rất khó để kết luận có bảo hiểm trùng và dẫn đến việc các doanh nghiệp đùn đẩy trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cách hiểu và áp dụng về bảo hiểm trùng trên thị trường còn nhiều khác biệt. Trường hợp phổ biến hay gặp, khi tài sản X được bảo hiểm cùng lúc theo HĐBH Hàng hóa và HĐBH Trách nhiệm người vận chuyển, thì khi xảy ra tổn thất lúc vận chuyển thì có thể coi là có bảo hiểm trùng. Thông thường, HĐBH trách nhiệm người vận chuyển giới hạn số tiền bồi thường theo phần lỗi của người vận chuyển, giá trị được bồi thường sẽ ít hơn HĐBH hàng hóa, dẫn tới BMBH chỉ yêu cầu bồi thường từ phía DNBH cấp bảo hiểm hàng hóa; nhưng DNBH này lại viện dẫn điều khoản trùng để yêu cầu DNBH cấp bảo hiểm TNNVC cùng chia sẻ trách nhiệm.
Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì việc xây dựng Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi (“Dự thảo”) nhằm sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan về Hợp đồng bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết và thực hiện HĐBH, các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm, quản lý tài chính.
Đến nay, Dự thảo đang được lấy ý kiến và thẩm định giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư Pháp trước khi trình chính thức lên Chính phủ. Ban biên tập xin lựa chọn một số điểm góp ý, bình luận về Dự thảo (bản ngày 15/4/2021) và giới thiệu với Quý độc giả.
Trách nhiệm giải thích HĐBH
Kế thừa các điều khoản của Luật hiện hành về giải thích HĐBH, Dự thảo quy định doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có trách nhiệm: “Yêu cầu BMBH đọc kỹ quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, các điều khoản loại trừ trách nhiệm và quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết HĐBH".
Đây là điều khoản công bằng và có tính nhân văn, yêu cầu DNBH (bên hiểu rõ hơn về ngành nghề và sản phẩm), phải có trách nhiệm với khách hàng của mình trong việc làm rõ cặn kẽ khúc mắc, trăn trở của khách hàng về sản phẩm. Mặc dù vậy, điều khoản này vẫn còn chỗ chưa thỏa đáng hoặc không tiện lợi cho cả hai bên, cụ thể:
Giải thích toàn bộ HĐBH
Xét tới tính thực tế, việc DNBH và BMBH ngồi cùng nhau để giải thích cặn kẽ từng điều kiện điều khoản của một HĐBH là điều bất khả, tốn thời gian, và bản thân BMBH cũng chưa chắc có nhu cầu nghe giải thích toàn bộ nội dung. Nhưng khi có vấn đề xảy ra, BMBH lại đưa ra việc không được giải thích các quy định của HĐBH, đặc biệt là việc áp dụng điều khoản loại trừ.
Do vậy, cơ chế giải thích tại HĐBH nên được quy định theo hướng quy định trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của BMBH. Cách quy định này đối trọng với trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác mọi chi tiết có liên quan đến HĐBH của BMBH theo yêu cầu của DNBH.
Nguyên tắc giải thích Hợp đồng bảo hiểm
Dự thảo cũng quy định rằng: Khi HĐBH có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích căn cứ vào:
(i) Ngôn từ và ý chí của các bên trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện HĐBH; và
(ii) theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm nếu có nhiều cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên, nguyên tắc này lại chưa thống nhất với nguyên tắc giải thích hợp đồng đã có sẵn trong Bộ luật Dân sự, cụ thể là Điều 404 BLDS 2015 để đảm bảo công bằng cho 2 bên, ví dụ:
• Hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
• Hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
• Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
Do đó, chúng tôi cho rằng nên định hướng thống nhất trong kỹ thuật soạn thảo văn bản, đảm bảo giữa luật chung (BLDS) và luật chuyên ngành có thể bổ sung cho nhau.
Trách nhiệm bảo hiểm vs Thanh toán phí bảo hiểm
Việc thanh toán đầy đủ và đúng hạn phí bảo hiểm là nhân tố hàng đầu quyết định hiệu lực của HĐBH. Dự thảo quy định về vấn đề hiệu lực của HĐHB liên quan đến việc đóng PBH như sau:
• HĐBH có hiệu lực từ thời điểm giao kết và BMBH đã đóng đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận (trừ trường hợp thỏa thuận nợ phí); và
• HĐBH chấm dứt nếu BMBH không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận (trừ trường hợp có thoả thuận khác).
Đồng thời, liên quan đến nghĩa vụ của DNBH:
• Trường hợp BMBH không đóng đủ phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại HĐBH, DNBH không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Tuy vậy, cách viết “theo thỏa thuận” trên cũng dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau. Giả sử, ngày các bên giao kết HĐBH là 1/1 quy định thời hạn đóng phí là 30 ngày, và sự kiện bảo hiểm xảy ra ngày 15/1. Như vậy, chiếu theo quy định của Dự thảo thì xảy ra hai cách hiểu:
Cách hiểu 1: HĐBH chưa có hiệu lực do chưa đóng số phí đã thỏa thuận, chưa phát sinh trách nhiệm bồi thường của DNBH.
Cách hiểu 2: HĐBH vẫn có hiệu lực, do BMBH vẫn đang trong thời hạn đóng phí do đó chưa vi phạm thỏa thuận về nghĩa vụ đóng phí. DNBH vẫn có trách nhiệm bồi thường với điều kiện BMBH đóng phí trong thời hạn 30 ngày này.
Bên cạnh đó, trong trường hợp DNBH và BMBH có thoả thuận về việc bù trừ khoản phí bảo hiểm trong số tiền bồi thường sẽ chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thông lệ nhiều nước trên thế giới, Dự thảo cũng chưa nêu rõ liệu có được tính là trường “có thoả thuận khác”, hay HĐBH sẽ chấm dứt hiệu lực.
Hợp đồng bảo hiểm trùng
Xét về ưu điểm, Dự thảo đã bổ sung nghĩa vụ thông báo của BMBH trong trường hợp HĐBH trùng “Bên mua bảo hiểm trùng có trách nhiệm thông báo cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm liên quan về các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trùng.” Quy định này cũng góp phần làm chặt chẽ hơn quy trình bồi thường đối với trường hợp này.
Về nhước điểm, định nghĩa HĐBH trùng của Dự thảo vẫn tương tự như quy định hiện hành: giao kết hai HĐBH với hai DNBH trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
Trên thực tế, một số DNBH trên thị trường nhận định rằng phải trùng khớp toàn bộ điều kiện thì mới được xem là “cùng điều kiện”, do đó, rất khó để kết luận có bảo hiểm trùng và dẫn đến việc các doanh nghiệp đùn đẩy trách nhiệm.
Bên cạnh đó, cách hiểu và áp dụng về bảo hiểm trùng trên thị trường còn nhiều khác biệt. Trường hợp phổ biến hay gặp, khi tài sản X được bảo hiểm cùng lúc theo HĐBH Hàng hóa và HĐBH Trách nhiệm người vận chuyển, thì khi xảy ra tổn thất lúc vận chuyển thì có thể coi là có bảo hiểm trùng. Thông thường, HĐBH trách nhiệm người vận chuyển giới hạn số tiền bồi thường theo phần lỗi của người vận chuyển, giá trị được bồi thường sẽ ít hơn HĐBH hàng hóa, dẫn tới BMBH chỉ yêu cầu bồi thường từ phía DNBH cấp bảo hiểm hàng hóa; nhưng DNBH này lại viện dẫn điều khoản trùng để yêu cầu DNBH cấp bảo hiểm TNNVC cùng chia sẻ trách nhiệm.
tất cả tin
Thẻ