Trang chủ Đời sống pháp luật “Bảo hiểm Vắc-xin Covid-19”: mánh lới marketing của công ty bảo hiểm Hàn Quốc
Quay lại danh sách tin tức
“Bảo hiểm Vắc-xin Covid-19”: mánh lới marketing của công ty bảo hiểm Hàn Quốc
Đời sống pháp luật
Nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Hàn Quốc đang cung cấp hoặc lên kế hoạch quảng bá các sản phẩm “bảo hiểm vắc xin”, qua đó cam kết chi trả cho người được bảo hiểm trong trường hợp họ bị các phản ứng phụ nghiêm trọng do vắc xin COVID-19 gây ra. Các công ty bảo hiểm này bao gồm một số tên tuổi lớn trên thị trường như Samsung Fire & Marine Insurance, Hyundai Marine & Fire Insurance - và các doanh nghiệp vừa và nhỏ - bao gồm DB Insurance, Lina Korea và Carrot Insurance.
Số tiền bảo hiểm của các sản phẩm này có thể lên đến 2 triệu won (khoảng 40 triệu đồng) nếu người được bảo hiểm được chẩn đoán tại phòng cấp cứu là bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, và lên đến 20 triệu won (khoảng 400 triệu đồng) cho hậu quả tử vong do Covid-19 ngay cả khi đã được tiêm phòng. Tùy thuộc vào hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ có thể yêu cầu chi trả bảo hiểm cho trường hợp sốc phản vệ mỗi năm một lần, hoặc vào lần đầu tiên được chẩn đoán.
Các công ty bảo hiểm dự định bán bảo hiểm vắc xin Covid-19 miễn phí hoặc với phí bảo hiểm tối thiểu, hoặc như một quyền lợi bổ sung của các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe. Người phát ngôn của một công ty bảo hiểm giải thích rằng do sự sự phân phối rộng rãi của vắc-xin Covid-19, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu tìm kiếm sự đảm bảo liên quan đến việc tiêm chủng các loại vắc-xin này. "Chúng tôi hy vọng mang đến sự bình yên thông qua các sản phẩm bảo hiểm của mình.", cá nhân này khẳng định.
Mặc dù vậy, liệu sản phẩm này thực sự có giá trị?
Ít mang lại lợi ích cho khách hàng
Vấn đề lớn nhất đối với sản phẩm này là hầu như không người được bảo hiểm nào có thể yêu cầu trả tiền bảo hiểm, vì phạm vi bảo hiểm quá hẹp. Cụ thể hơn, sản phẩm không trả tiền cho tất cả những người được bảo hiểm gặp phải các vấn đề sức khỏe sau khi tiêm vắc xin Covid, mà chỉ cho những người có phản ứng dị ứng thuốc hiếm gặp là anaphylaxis (sốc phản vệ). Đây là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính và nguy kịch nhất có nguy cơ gây tử vong (theo Tổ chức Dị ứng Thế giới).
Mặc dù có những lo ngại nhất định về các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng trong nhiều nghiên cứu, theo dữ liệu từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, tính đến cuối tháng 6 năm 2021, chỉ có 416 trường hợp trong số 18,87 triệu người tiêm vắc xin ở đất nước này - tương đương với cơ hội 0,0022% - có các triệu chứng của sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng.
Một phương thức thu thập thông tin khách hàng
Khách hàng đã có thể đăng ký hầu hết các sản phẩm miễn phí bằng cách cung cấp thông tin cá nhân của họ với hy vọng rằng họ có thể yêu cầu thanh toán nếu họ bị bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi tiêm vắc xin.
Các quan chức ngành bảo hiểm Hàn Quốc lo ngại rằng bảo hiểm vắc xin Covid-19, dù có vẻ ra đời vì mục đích cao đẹp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch, có thể được coi là một công cụ tiếp thị để các công ty bảo hiểm thu thập thông tin cá nhân từ khách hàng nhằm tiếp thị bán sản phẩm khi tình hình thị trường tăng trưởng chậm và ảm đạm.
(Tổng hợp)
Số tiền bảo hiểm của các sản phẩm này có thể lên đến 2 triệu won (khoảng 40 triệu đồng) nếu người được bảo hiểm được chẩn đoán tại phòng cấp cứu là bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, và lên đến 20 triệu won (khoảng 400 triệu đồng) cho hậu quả tử vong do Covid-19 ngay cả khi đã được tiêm phòng. Tùy thuộc vào hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ có thể yêu cầu chi trả bảo hiểm cho trường hợp sốc phản vệ mỗi năm một lần, hoặc vào lần đầu tiên được chẩn đoán.
Các công ty bảo hiểm dự định bán bảo hiểm vắc xin Covid-19 miễn phí hoặc với phí bảo hiểm tối thiểu, hoặc như một quyền lợi bổ sung của các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe. Người phát ngôn của một công ty bảo hiểm giải thích rằng do sự sự phân phối rộng rãi của vắc-xin Covid-19, người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu tìm kiếm sự đảm bảo liên quan đến việc tiêm chủng các loại vắc-xin này. "Chúng tôi hy vọng mang đến sự bình yên thông qua các sản phẩm bảo hiểm của mình.", cá nhân này khẳng định.
Mặc dù vậy, liệu sản phẩm này thực sự có giá trị?
Ít mang lại lợi ích cho khách hàng
Vấn đề lớn nhất đối với sản phẩm này là hầu như không người được bảo hiểm nào có thể yêu cầu trả tiền bảo hiểm, vì phạm vi bảo hiểm quá hẹp. Cụ thể hơn, sản phẩm không trả tiền cho tất cả những người được bảo hiểm gặp phải các vấn đề sức khỏe sau khi tiêm vắc xin Covid, mà chỉ cho những người có phản ứng dị ứng thuốc hiếm gặp là anaphylaxis (sốc phản vệ). Đây là một dạng phản ứng dị ứng cấp tính và nguy kịch nhất có nguy cơ gây tử vong (theo Tổ chức Dị ứng Thế giới).
Mặc dù có những lo ngại nhất định về các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng trong nhiều nghiên cứu, theo dữ liệu từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, tính đến cuối tháng 6 năm 2021, chỉ có 416 trường hợp trong số 18,87 triệu người tiêm vắc xin ở đất nước này - tương đương với cơ hội 0,0022% - có các triệu chứng của sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng.
Một phương thức thu thập thông tin khách hàng
Khách hàng đã có thể đăng ký hầu hết các sản phẩm miễn phí bằng cách cung cấp thông tin cá nhân của họ với hy vọng rằng họ có thể yêu cầu thanh toán nếu họ bị bất kỳ tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi tiêm vắc xin.
Các quan chức ngành bảo hiểm Hàn Quốc lo ngại rằng bảo hiểm vắc xin Covid-19, dù có vẻ ra đời vì mục đích cao đẹp trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch, có thể được coi là một công cụ tiếp thị để các công ty bảo hiểm thu thập thông tin cá nhân từ khách hàng nhằm tiếp thị bán sản phẩm khi tình hình thị trường tăng trưởng chậm và ảm đạm.
(Tổng hợp)
tất cả tin
Thẻ