Quay lại danh sách tin tức
Singapore được công nhận là một trung tâm cấp vùng cũng như đầu tàu về bảo hiểm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một thị trường bảo hiểm cực kỳ cạnh tranh.
Dù là một quốc gia theo cả hệ thống luật thành văn và thông luật, hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm được điều chỉnh chủ yếu bởi Đạo luật Bảo hiểm, được ban hành lần đầu từ năm 1966 và trải qua 39 lần sửa đổi bổ sung.
Ngoài Đạo luật Bảo hiểm, pháp luật Singapore còn có các luật khác quy định các loại hình bảo hiểm cụ thể như bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra, theo Đạo luật Áp dụng Pháp luật Anh, các quy định trong các đạo luật của Anh sau đây cũng có hiệu lực tại Singapore:
Đạo luật Bảo hiểm được hướng dẫn chi tiết bởi các văn bản dưới luật, các thông báo, chỉ thị, hướng dẫn hoặc quy tắc do cơ quan có thẩm quyền liên quan ban hành, tất cả đều có mang tính pháp quy ngoại trừ các hướng dẫn và bộ quy tắc.
Cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm tại Singapore là Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore - MAS).
Bên cạnh MAS, các cơ quan có thẩm quyền khác đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các công ty bảo hiểm và trung gian bảo hiểm bao gồm Hiệp hội Bảo hiểm Nhân thọ (LIA) và Hiệp hội Bảo hiểm Phi nhân thọ (GIA). Các hiệp hội này ban hành các quy tắc ứng xử nội bộ và các hướng dẫn để điều chỉnh hoạt động của các thành viên (là các công ty bảo hiểm).
CẤP PHÉP
Trừ khi được áp dụng miễn trừ, mọi hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm tại Singapore đều chịu sự điều chỉnh của các quy định về cấp phép của Singapore, ngay cả khi hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra một phần tại Singapore hoặc hoàn toàn bên ngoài Singapore nếu hoạt động đó có ảnh hưởng đáng kể tại Singapore. Các công ty bảo hiểm được chia làm 2 nhóm giấy phép:
Ngoài ra, pháp luật Singapore cũng có các chế định khác điều chỉnh các công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm nước ngoài và công ty tái bảo hiểm nước ngoài. Điều này nhằm phù hợp với cơ chế cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài là thành viên của “Lloyd’s of London” (gồm cả Lloyd’ Asia) được phép thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tại Singapore thông qua các công ty dịch vụ liên doanh tại địa phương. Với cơ chế này, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm không bắt buộc phải có hiện diện tại Singapore. Cuối cùng là nhóm công ty bảo hiểm MAT (marine, aviation and transit) (pháp nhân nước ngoài), được phê duyệt theo Luật Bảo hiểm về các công ty bảo hiểm hàng hải, hàng không và quá cảnh năm 2003, cũng không cần phải hiện diện thương mại ở Singapore và chỉ được hoạt động thu và nhận phí bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ MAT.
THUẾ
Singapore áp dụng việc đánh thuế trên cơ sở theo lãnh thổ. Do đó, chỉ những thu nhập phát sinh trong hoặc từ Singapore hoặc thu nhập nhận được (hoặc coi là nhận được) ở Singapore từ bên ngoài Singapore sẽ phải chịu thuế thu nhập. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 17%. Căn cứ vào tính chất hoạt động kinh doanh cụ thể, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có thể được hưởng một số ưu đãi về thuế theo kế hoạch phát triển kinh doanh bảo hiểm và hưởng thuế suất ưu đãi đối với một số khoản thu nhập nhất định.
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Đạo luật Bảo hiểm Singapore không có định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm. Theo thông luật, được áp dụng ở Singapore, hợp đồng bảo hiểm có thể hiểu là thỏa thuận theo đó công ty bảo hiểm, trên cơ sở nhận được phí bảo hiểm, đồng ý bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra một sự kiện cụ thể. Một hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo 3 yếu tố:
Nguyên tắc Trung thực Thiện chí
Nguyên tắc của pháp luật Anh liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm được áp dụng tại Singapore, cụ thể là quy định người được bảo hiểm phải hết sức trung thực thiện chí. Theo đó, công ty bảo hiểm có quyền từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm không tiết lộ các thông tin, sự kiện trọng yếu khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng hợp đồng bảo hiểm không bị vô hiệu là bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm nhân thọ, Điều 57 Đạo lu���t Bảo hiểm quy định cụ thể rằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ không có hiệu lực nếu không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Pháp luật cũng quy định trường hợp một người có quyền lợi bảo hiểm đối với vợ/chồng hoặc con dưới 18 tuổi của họ. Nhận thấy việc những người giàu có sử dụng các mô hình tín thác để mua bảo hiểm nhân thọ, Đạo luật Bảo hiểm quy định rằng yêu cầu về quyền lợi bảo hiểm phải được đáp ứng ngay cả khi mô hình tín thác được sử dụng, đồng nghĩa với việc mô hình tín thác sẽ không thể sử dụng nếu giữa hai bên không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, Điều 62 Đạo luật quy định khái quát rằng không người nào được mua bảo hiểm nếu họ không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Chỉ định người thụ hưởng
Khung pháp lý của Singapore về việc chỉ định người thụ hưởng cho phép bên mua bảo hiểm có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng công cụ pháp lý rõ ràng và không tốn kém để chuyển các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm cho (những) người được chỉ định. Cơ chế này đảm bảo rằng người được chỉ định có thể nhận được tiền bảo hiểm nhanh chóng hơn trong trường hợp bên mua bảo hiểm tử vong. Nhìn chung, khung pháp lý này sẽ điều chỉnh các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn có quyền lợi tử vong do công ty bảo hiểm được cấp phép tại Singapore cung cấp theo pháp luật Singapore.
Theo khung pháp lý này, bên mua bảo hiểm có thể chọn người được chỉ định, khi đó, họ có thể chọn cơ chế chỉ định tín thác (trust nomination) hoặc chỉ định hủy ngang (revocable nomination).
Đối với chỉ định tín thác, bên mua bảo hiểm mất toàn bộ quyền sở hữu hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm sẽ không thể hủy bỏ việc chỉ định, thay đổi việc chỉ định hoặc đàm phán hợp đồng bảo hiểm bằng bất kỳ cách nào mà không có sự đồng ý của tất cả người được chỉ định. Việc chỉ định này tạo sự tín thác có lợi cho người được chỉ định, do đó họ sẽ nhận được sự bảo vệ về tài chính, tức là tiền bảo hiểm nhìn chung sẽ được bảo vệ khởi những chủ nợ của bên mua bảo hiểm trong trường hợp phá sản. Thêm vào đó, số tiền bảo hiểm có thể được phân tách cho mục đích lập kế hoạch di sản. Mọi khoản tiền bảo hiểm phải trả dù là trong lúc bên mua bảo hiểm còn sống hay đã tử vong đều thuộc về người được chỉ định.
Đối với chỉ định hủy ngang, bên mua bảo hiểm có quyền thay đổi người được chỉ định và đàm phán hợp đồng bảo hiểm bằng bất kỳ cách nào, mà không cần sự đồng ý của những người được chỉ định. Bên mua bảo hiểm sẽ vẫn là chủ sở hữu hợp đồng bảo hiểm và sẽ giữ toàn quyền kiểm soát hợp đồng. Mọi khoản tiền tiền bảo hiểm trả trong lúc bên mua bảo hiểm còn sống sẽ được chi trả cho bên mua bảo hiểm. Còn tất cả tiền bảo hiểm trả khi bên mua bảo hiểm đã tử vong sẽ thuộc về những người được chỉ định.
(Nguồn: inhouselawyer.co.uk)
TỔNG QUAN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM SINGAPORE
Tin tức
Singapore được công nhận là một trung tâm cấp vùng cũng như đầu tàu về bảo hiểm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một thị trường bảo hiểm cực kỳ cạnh tranh.
Dù là một quốc gia theo cả hệ thống luật thành văn và thông luật, hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm được điều chỉnh chủ yếu bởi Đạo luật Bảo hiểm, được ban hành lần đầu từ năm 1966 và trải qua 39 lần sửa đổi bổ sung.
Ngoài Đạo luật Bảo hiểm, pháp luật Singapore còn có các luật khác quy định các loại hình bảo hiểm cụ thể như bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm xe cơ giới. Ngoài ra, theo Đạo luật Áp dụng Pháp luật Anh, các quy định trong các đạo luật của Anh sau đây cũng có hiệu lực tại Singapore:
- Đạo luật Hợp đồng Bảo hiểm 1867.
- Đạo luật về Bên thứ ba (Quyền yêu cầu Công ty bảo hiểm) 1930.
- Đạo luật Bảo hiểm Hàng hải 1906.
Đạo luật Bảo hiểm được hướng dẫn chi tiết bởi các văn bản dưới luật, các thông báo, chỉ thị, hướng dẫn hoặc quy tắc do cơ quan có thẩm quyền liên quan ban hành, tất cả đều có mang tính pháp quy ngoại trừ các hướng dẫn và bộ quy tắc.
Cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm tại Singapore là Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore - MAS).
Bên cạnh MAS, các cơ quan có thẩm quyền khác đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các công ty bảo hiểm và trung gian bảo hiểm bao gồm Hiệp hội Bảo hiểm Nhân thọ (LIA) và Hiệp hội Bảo hiểm Phi nhân thọ (GIA). Các hiệp hội này ban hành các quy tắc ứng xử nội bộ và các hướng dẫn để điều chỉnh hoạt động của các thành viên (là các công ty bảo hiểm).
CẤP PHÉP
Trừ khi được áp dụng miễn trừ, mọi hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm tại Singapore đều chịu sự điều chỉnh của các quy định về cấp phép của Singapore, ngay cả khi hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra một phần tại Singapore hoặc hoàn toàn bên ngoài Singapore nếu hoạt động đó có ảnh hưởng đáng kể tại Singapore. Các công ty bảo hiểm được chia làm 2 nhóm giấy phép:
- Công ty bảo hiểm nhân thọ: được cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiêm tai nạn & sức khỏe dài hạn;
- Công ty bảo hiểm phi nhân thọ: được cung cấp các loại bảo hiểm trừ bảo hiểm nhân thọ.
Ngoài ra, pháp luật Singapore cũng có các chế định khác điều chỉnh các công ty bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm nước ngoài và công ty tái bảo hiểm nước ngoài. Điều này nhằm phù hợp với cơ chế cho phép công ty bảo hiểm nước ngoài là thành viên của “Lloyd’s of London” (gồm cả Lloyd’ Asia) được phép thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm tại Singapore thông qua các công ty dịch vụ liên doanh tại địa phương. Với cơ chế này, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm không bắt buộc phải có hiện diện tại Singapore. Cuối cùng là nhóm công ty bảo hiểm MAT (marine, aviation and transit) (pháp nhân nước ngoài), được phê duyệt theo Luật Bảo hiểm về các công ty bảo hiểm hàng hải, hàng không và quá cảnh năm 2003, cũng không cần phải hiện diện thương mại ở Singapore và chỉ được hoạt động thu và nhận phí bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ MAT.
THUẾ
Singapore áp dụng việc đánh thuế trên cơ sở theo lãnh thổ. Do đó, chỉ những thu nhập phát sinh trong hoặc từ Singapore hoặc thu nhập nhận được (hoặc coi là nhận được) ở Singapore từ bên ngoài Singapore sẽ phải chịu thuế thu nhập. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 17%. Căn cứ vào tính chất hoạt động kinh doanh cụ thể, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm có thể được hưởng một số ưu đãi về thuế theo kế hoạch phát triển kinh doanh bảo hiểm và hưởng thuế suất ưu đãi đối với một số khoản thu nhập nhất định.
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Đạo luật Bảo hiểm Singapore không có định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm. Theo thông luật, được áp dụng ở Singapore, hợp đồng bảo hiểm có thể hiểu là thỏa thuận theo đó công ty bảo hiểm, trên cơ sở nhận được phí bảo hiểm, đồng ý bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra một sự kiện cụ thể. Một hợp đồng bảo hiểm phải đảm bảo 3 yếu tố:
- Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm phải được nhận một quyền lợi cụ thể (ví dụ: bồi thường tiền cho tổn thất xảy ra);
- Sự kiện xảy ra có yếu tố không chắc chắn;
- Người được bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Nguyên tắc Trung thực Thiện chí
Nguyên tắc của pháp luật Anh liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm được áp dụng tại Singapore, cụ thể là quy định người được bảo hiểm phải hết sức trung thực thiện chí. Theo đó, công ty bảo hiểm có quyền từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm không tiết lộ các thông tin, sự kiện trọng yếu khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm
Một yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng hợp đồng bảo hiểm không bị vô hiệu là bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với người được bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm nhân thọ, Điều 57 Đạo lu���t Bảo hiểm quy định cụ thể rằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ không có hiệu lực nếu không có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Pháp luật cũng quy định trường hợp một người có quyền lợi bảo hiểm đối với vợ/chồng hoặc con dưới 18 tuổi của họ. Nhận thấy việc những người giàu có sử dụng các mô hình tín thác để mua bảo hiểm nhân thọ, Đạo luật Bảo hiểm quy định rằng yêu cầu về quyền lợi bảo hiểm phải được đáp ứng ngay cả khi mô hình tín thác được sử dụng, đồng nghĩa với việc mô hình tín thác sẽ không thể sử dụng nếu giữa hai bên không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, Điều 62 Đạo luật quy định khái quát rằng không người nào được mua bảo hiểm nếu họ không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Chỉ định người thụ hưởng
Khung pháp lý của Singapore về việc chỉ định người thụ hưởng cho phép bên mua bảo hiểm có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng công cụ pháp lý rõ ràng và không tốn kém để chuyển các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm cho (những) người được chỉ định. Cơ chế này đảm bảo rằng người được chỉ định có thể nhận được tiền bảo hiểm nhanh chóng hơn trong trường hợp bên mua bảo hiểm tử vong. Nhìn chung, khung pháp lý này sẽ điều chỉnh các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và tai nạn có quyền lợi tử vong do công ty bảo hiểm được cấp phép tại Singapore cung cấp theo pháp luật Singapore.
Theo khung pháp lý này, bên mua bảo hiểm có thể chọn người được chỉ định, khi đó, họ có thể chọn cơ chế chỉ định tín thác (trust nomination) hoặc chỉ định hủy ngang (revocable nomination).
Đối với chỉ định tín thác, bên mua bảo hiểm mất toàn bộ quyền sở hữu hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm sẽ không thể hủy bỏ việc chỉ định, thay đổi việc chỉ định hoặc đàm phán hợp đồng bảo hiểm bằng bất kỳ cách nào mà không có sự đồng ý của tất cả người được chỉ định. Việc chỉ định này tạo sự tín thác có lợi cho người được chỉ định, do đó họ sẽ nhận được sự bảo vệ về tài chính, tức là tiền bảo hiểm nhìn chung sẽ được bảo vệ khởi những chủ nợ của bên mua bảo hiểm trong trường hợp phá sản. Thêm vào đó, số tiền bảo hiểm có thể được phân tách cho mục đích lập kế hoạch di sản. Mọi khoản tiền bảo hiểm phải trả dù là trong lúc bên mua bảo hiểm còn sống hay đã tử vong đều thuộc về người được chỉ định.
Đối với chỉ định hủy ngang, bên mua bảo hiểm có quyền thay đổi người được chỉ định và đàm phán hợp đồng bảo hiểm bằng bất kỳ cách nào, mà không cần sự đồng ý của những người được chỉ định. Bên mua bảo hiểm sẽ vẫn là chủ sở hữu hợp đồng bảo hiểm và sẽ giữ toàn quyền kiểm soát hợp đồng. Mọi khoản tiền tiền bảo hiểm trả trong lúc bên mua bảo hiểm còn sống sẽ được chi trả cho bên mua bảo hiểm. Còn tất cả tiền bảo hiểm trả khi bên mua bảo hiểm đã tử vong sẽ thuộc về những người được chỉ định.
(Nguồn: inhouselawyer.co.uk)