Thế nào là một hợp đồng bảo hiểm
Blog Pháp luật
Trung tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính là Hợp đồng bảo hiểm. Việc giao kết một Hợp đồng bảo hiểm vừa là “điểm kết thúc” của một loạt các hoạt động như giới thiệu, tư vấn sản phẩm do doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp thực hiện, hoặc qua các kênh trung gian (đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm).
Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm cũng là “điểm bắt đầu” của hành trình tương tác qua lại giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hay người thụ hưởng.
Vậy Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Đó là các thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Vì vậy, với tính chất đặc thù của giao dịch này, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm bắt buộc Hợp đồng bảo hiểm phải lập bằng văn bản, có thể thể hiện dưới những cái tên như Giấy chứng nhận bảo hiểm, Đơn bảo hiểm.
Các chủ thể xuất hiện trong một Hợp đồng bảo hiểm gồm:
- ¬ Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
- ¬ Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
- ¬ Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
- ¬ Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Bên cạnh đó, Luật KDBH cũng đưa ra quy định về các nội dung tối thiểu phải có trong một hợp đồng bảo hiểm, bao gồm:
- a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
- b) Đối tượng bảo hiểm;
- c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
- d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
- e) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
- f) Thời hạn bảo hiểm;
- g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
- h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
- i) Quy định giải quyết tranh chấp;
- j) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
Bên cạnh các nội dung mang tính bắt buộc nói trên, các bên có thể thỏa thuận bổ sung các nội dung khác.
Cũng tương tự các giao dịch khác, các bên ký kết (doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm) có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mọi sửa đổi, bổ sung này cũng phải lập thành văn bản.
tất cả tin
Thẻ