Quay lại danh sách tin tức
SINGAPORE: THỎA THUẬN SAI TÊN: QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI VÔ HIỆU?
Đời sống pháp luật
Lựa chọn và giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường Trọng tài đã trở thành xu hướng ưu tiên được các bên giao kết hợp đồng lựa chọn trong vòng một thập kỷ trở lại đây vì nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, việc giao kết đúng đắn một thỏa thuận lựa chọn Trọng tài thì không phải ai cũng nắm rõ, từ đó nảy sinh cả những tranh chấp về tính hiệu lực của thỏa thuận đó. Dưới đây là một vụ việc thú vị về cách tiếp cận của Tòa án cấp cao Singapore về một điều khoản trọng tài có nguy cơ không hợp lệ do các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua một trung tâm trọng tài không tồn tại là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc” thay vì “Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CIETAC)” như mục đích ban đầu của các bên. Tòa án cấp cao Singapore cũng đã công nhận phán quyết do Hội đồng trọng tài CIETAC ban hành.
Bối cảnh vụ việc
Tranh chấp nảy sinh từ hai hợp đồng xây dựng được ký kết giữa Shanghai Xinan (một công ty Trung Quốc) và Great Wall (một công ty Singapore). Các điều khoản trọng tài trong hai hợp đồng xây dựng là giống hệt nhau như sau:
"Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc" không tồn tại nên Shanghai Xinan đã khởi kiện Great Wall tại Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (“CIETAC”). Quá trình tố tụng không có sự tham gia của Great Wall nhưng Shanghai Xinan vẫn nhận được phán quyết trọng tài mà trong đó, Hội đồng trọng tài nhận định rằng họ có thẩm quyền đối với tranh chấp giữa hai bên.
Shanghai Xinan tìm cách thi hành phán quyết tại Singapore và được Tòa án Singapore chấp thuận theo mục 19 của Đạo luật Trọng tài Quốc tế (IAA). Ngay sau đó, Great Wall đã đệ đơn xin hủy bỏ quyết định chấp thuận của Tòa án theo mục 31 của IAA.
Lập luận của các bên
Các thỏa thuận trọng tài quy định rằng tranh chấp sẽ được đệ trình lên “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc”, đây là một tổ chức không tồn tại.
Great Wall lập luận rằng các thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo luật pháp Trung Quốc và do đó không nên được thi hành tại Singapore, cụ thể: Các thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực theo luật pháp Trung Quốc (luật trọng tài), và thuộc trường hợp tại mục s.31(2)(b) của IAA- Luật này quy định rằng tòa án có thể từ chối thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu bên phải thi hành phán quyết (Great Wall) chứng minh với tòa án rằng “thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực theo luật điều chỉnh mối quan hệ của các bên hoặc trong trường hợp không xác định được luật điều chỉnh như vậy thì theo luật của quốc gia nơi ra phán quyết”.
Bên cạnh đó, Điều 16 Luật Trọng tài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định rằng các bên phải chọn một tổ chức trọng tài. Điều 18 quy định rằng, trong trường hợp không có trung tâm trọng tài nào được lựa chọn thì thỏa thuận trọng tài ban đầu hoặc thỏa thuận trọng tài bổ sung sẽ vô hiệu.
Quyết định của Tòa án Singapore
Tòa án cấp cao Singapore bác bỏ lập luận của Great Wall. Thẩm phán cho rằng Tòa án Singapore phải phân tích các thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng xây dựng để xác định xem ý định khách quan của các bên có phải là đưa tranh chấp ra CIETAC hay không. Ông nhận thấy rằng các điều khoản trọng tài cho thấy các bên đã có ý định giải quyết tranh chấp của họ bằng trọng tài tại Trung Quốc, tại tổ chức mà họ gọi là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc”. Thẩm phán chỉ ra rằng các bên không cố tình chọn một trung tâm trọng tài không tồn tại, nhưng vấn đề chỉ là họ viết sai tên. Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu rằng các thỏa thuận trọng tài có chứng tỏ được ý định của các bên là lựa chọn CIETAC.
Tòa án chỉ ra sự tương đồng giữa các chữ được sử dụng trong điều khoản trọng tài (“Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc”) và tên của CIETAC, và chỉ ra rằng cụm từ “Quốc tế Trung Quốc” trong hai tên là giống hệt nhau và chữ “Trọng tài” xuất hiện trong cả hai tên. Sau đó, Thẩm phán đã xem xét danh sách năm trung tâm trọng tài lớn ở Trung Quốc do luật sư của Great Wall cung cấp. Trong số bốn trung tâm trọng tài, có ba trung tâm được đặt tên theo tên của thành phố thay vì tên quốc gia. Tên của Trung tâm trọng tài còn lại có chữ “Hàng hải” và do đó không có khả năng được các bên lựa chọn trong một tranh chấp phi hàng hải như trường hợp này.
Tòa án kết luận rằng các bên đã đồng ý chọn CIETAC là trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp. Tòa án cũng nhắc lại rằng các bên không chọn một trung tâm trọng tài không tồn tại, mà các bên chỉ đang gọi sai tên trung tâm trọng tài đã chọn. Sự không chính xác về tên gọi không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài hoặc việc lựa chọn trung tâm trọng tài của các bên.
Tóm lại
Qua trường hợp này chúng ta thấy được rằng việc chỉ dựa vào những khiếm khuyết của thỏa thuận trọng tài và từ chối tham gia tố tụng trọng tài với mục đích chứng minh thỏa thuận trọng tài vô hiệu có thể là một chiến lược nguy hiểm.
Điều này đặc biệt đúng nếu phán quyết được thi hành tại những nền tư pháp như Singapore hay Hồng Kông, nơi các tòa án tập trung vào giải thích ý định ban đầu của các bên.
Vụ việc này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc soạn thảo cẩn thận điều khoản trọng tài trong hợp đồng cần tham vấn luật sư hoặc sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu. Điều này sẽ tránh việc xử lý tốn kém và mất thời gian trong thủ tục tố tụng tại Tòa án hay Trọng tài.
(Lược dịch theo Lexology)
Bối cảnh vụ việc
Tranh chấp nảy sinh từ hai hợp đồng xây dựng được ký kết giữa Shanghai Xinan (một công ty Trung Quốc) và Great Wall (một công ty Singapore). Các điều khoản trọng tài trong hai hợp đồng xây dựng là giống hệt nhau như sau:
"Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết thông qua thương lượng. Nếu thương lượng không thành công, tranh chấp sẽ được đệ trình lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc để phân xử theo các quy tắc trọng tài có hiệu lực tại thời điểm đệ trình."
"Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc" không tồn tại nên Shanghai Xinan đã khởi kiện Great Wall tại Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (“CIETAC”). Quá trình tố tụng không có sự tham gia của Great Wall nhưng Shanghai Xinan vẫn nhận được phán quyết trọng tài mà trong đó, Hội đồng trọng tài nhận định rằng họ có thẩm quyền đối với tranh chấp giữa hai bên.
Shanghai Xinan tìm cách thi hành phán quyết tại Singapore và được Tòa án Singapore chấp thuận theo mục 19 của Đạo luật Trọng tài Quốc tế (IAA). Ngay sau đó, Great Wall đã đệ đơn xin hủy bỏ quyết định chấp thuận của Tòa án theo mục 31 của IAA.
Lập luận của các bên
Các thỏa thuận trọng tài quy định rằng tranh chấp sẽ được đệ trình lên “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc”, đây là một tổ chức không tồn tại.
Great Wall lập luận rằng các thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo luật pháp Trung Quốc và do đó không nên được thi hành tại Singapore, cụ thể: Các thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực theo luật pháp Trung Quốc (luật trọng tài), và thuộc trường hợp tại mục s.31(2)(b) của IAA- Luật này quy định rằng tòa án có thể từ chối thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nếu bên phải thi hành phán quyết (Great Wall) chứng minh với tòa án rằng “thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực theo luật điều chỉnh mối quan hệ của các bên hoặc trong trường hợp không xác định được luật điều chỉnh như vậy thì theo luật của quốc gia nơi ra phán quyết”.
Bên cạnh đó, Điều 16 Luật Trọng tài của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định rằng các bên phải chọn một tổ chức trọng tài. Điều 18 quy định rằng, trong trường hợp không có trung tâm trọng tài nào được lựa chọn thì thỏa thuận trọng tài ban đầu hoặc thỏa thuận trọng tài bổ sung sẽ vô hiệu.
Quyết định của Tòa án Singapore
Tòa án cấp cao Singapore bác bỏ lập luận của Great Wall. Thẩm phán cho rằng Tòa án Singapore phải phân tích các thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng xây dựng để xác định xem ý định khách quan của các bên có phải là đưa tranh chấp ra CIETAC hay không. Ông nhận thấy rằng các điều khoản trọng tài cho thấy các bên đã có ý định giải quyết tranh chấp của họ bằng trọng tài tại Trung Quốc, tại tổ chức mà họ gọi là “Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc”. Thẩm phán chỉ ra rằng các bên không cố tình chọn một trung tâm trọng tài không tồn tại, nhưng vấn đề chỉ là họ viết sai tên. Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu rằng các thỏa thuận trọng tài có chứng tỏ được ý định của các bên là lựa chọn CIETAC.
Tòa án chỉ ra sự tương đồng giữa các chữ được sử dụng trong điều khoản trọng tài (“Trung tâm Trọng tài Quốc tế Trung Quốc”) và tên của CIETAC, và chỉ ra rằng cụm từ “Quốc tế Trung Quốc” trong hai tên là giống hệt nhau và chữ “Trọng tài” xuất hiện trong cả hai tên. Sau đó, Thẩm phán đã xem xét danh sách năm trung tâm trọng tài lớn ở Trung Quốc do luật sư của Great Wall cung cấp. Trong số bốn trung tâm trọng tài, có ba trung tâm được đặt tên theo tên của thành phố thay vì tên quốc gia. Tên của Trung tâm trọng tài còn lại có chữ “Hàng hải” và do đó không có khả năng được các bên lựa chọn trong một tranh chấp phi hàng hải như trường hợp này.
Tòa án kết luận rằng các bên đã đồng ý chọn CIETAC là trung tâm trọng tài giải quyết tranh chấp. Tòa án cũng nhắc lại rằng các bên không chọn một trung tâm trọng tài không tồn tại, mà các bên chỉ đang gọi sai tên trung tâm trọng tài đã chọn. Sự không chính xác về tên gọi không làm mất hiệu lực của thỏa thuận trọng tài hoặc việc lựa chọn trung tâm trọng tài của các bên.
Tóm lại
Qua trường hợp này chúng ta thấy được rằng việc chỉ dựa vào những khiếm khuyết của thỏa thuận trọng tài và từ chối tham gia tố tụng trọng tài với mục đích chứng minh thỏa thuận trọng tài vô hiệu có thể là một chiến lược nguy hiểm.
Điều này đặc biệt đúng nếu phán quyết được thi hành tại những nền tư pháp như Singapore hay Hồng Kông, nơi các tòa án tập trung vào giải thích ý định ban đầu của các bên.
Vụ việc này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc soạn thảo cẩn thận điều khoản trọng tài trong hợp đồng cần tham vấn luật sư hoặc sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu. Điều này sẽ tránh việc xử lý tốn kém và mất thời gian trong thủ tục tố tụng tại Tòa án hay Trọng tài.
(Lược dịch theo Lexology)
tất cả tin
Thẻ