“Giao thương tại châu Á” - Việt Nam: Biến tham vọng thành hiện thực (Bài 1/3)
Tin tức
Dù 2022 là một năm đầy thử thách đối với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng nhanh nhất trong 25 năm (ở mức 8,02%) vào năm này. Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc xoay vòng chuỗi cung ứng toàn cầu hiếm có khi các thương hiệu quốc tế như Apple, Samsung Electronics mở rộng sản xuất và hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nước. Các cơ quan xếp hạng quốc tế đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam, cho thấy nền tảng kinh tế vĩ mô và khả năng phục hồi của đất nước được cải thiện. Đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế Đông Nam Á khi Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu không chắc chắn sẽ tạo ra những trở ngại trong ngắn hạn. Nhu cầu xuất khẩu dự kiến sẽ chậm lại trong vài tháng tới do lạm phát và lãi suất cao ở các thị trường xuất khẩu chính.
Tình hình kinh tế của Việt Nam
Việt Nam đã có sự phục hồi vang dội vào năm 2022 nhờ xuất khẩu, bán lẻ và đầu tư. Tronh đó, tổng tỉ trọng xuất khẩu tăng 10,6% lên 371,85 tỷ USD và doanh số bán lẻ tăng gần 20%.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 521,9 tỷ đồng (22,13 tỷ USD) vào năm 2022, chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Từ chủ yếu được biết đến với các ngành sử dụng nhiều lao động như sản xuất hàng may mặc và giày dép, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam ngày càng đa dạng với các sản phẩm phức tạp hơn như điện thoại di động và phụ kiện.
Điểm mấu chốt khiến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu là tư cách thành viên trong một số hiệp định thương mại tự do lớn với các đối tác thương mại quan trọng, bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, cùng nhiều nước khác. Sự ổn định chính trị và chi phí sản xuất cũng như tiền thuê đất tương đối thấp cũng góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của đất nước.
Các thuộc tính vốn có của Việt Nam – vị trí thuận lợi về mặt địa lý cho phép tiếp cận các tuyến vận tải toàn cầu và gần Trung Quốc, cộng với dân số trẻ, di chuyển dân cư ngày càng tăng mang lại cơ sở tiêu dùng nội địa mạnh mẽ – nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến cho đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn.
Giống như các nền kinh tế châu Á khác, tỷ lệ lạm phát của quốc gia này đã tăng lên vào năm 2022 nhưng vẫn giữ ở mức tương đối ảm đạm. Trong khi ngân hàng trung ương cũng thắt chặt chính sách lãi suất phù hợp với xu hướng toàn cầu, sự tác động này đã được giảm bớt do việc nới lỏng trần tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp 2,32%, với gần 70% trong tổng số 52 triệu dân số trong độ tuổi lao động của cả nước có việc làm.
Những thách thức và rủi ro
Giống như các nền kinh tế định hướng xuất khẩu khác, triển vọng của Việt Nam gắn chặt với nền kinh tế toàn cầu. Lạm phát và lãi suất cao hơn dự kiến sẽ làm giảm nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngược lại, điều này có thể làm giảm số lượng đơn hàng xuất khẩu và có khả năng gây áp lực lên lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Việt Nam, tiềm ẩn tác động lên dây chuyền lên hệ thống tín dụng thông qua việc chuyển đổi tiền mặt lâu hơn cho các khoản phải thu, nợ xấu hoặc vỡ nợ.
Các công ty Việt Nam đã duy trì khả năng cạnh tranh trong môi trường đầy thách thức này bằng cách cung cấp thời hạn tín dụng dài hơn mức trung bình thông thường là 30 ngày từ khi lập hoá đơn như một cách để tán dương sự trung thành của khách hàng. Giao dịch tín dụng đã trở thành nguồn cung cấp vốn ngắn hạn cho những khách hàng bị thiếu hụt thanh khoản tạm thời và được sử dụng để thay thế hoặc bổ sung các khoản vay ngân hàng.
Giao dịch tài khoản mở cũng trở nên phổ biến hơn khi các công ty Việt Nam mở rộng ra nước ngoài để tìm cách duy trì khả năng cạnh tranh so với các công ty cùng ngành trên thị trường quốc tế. Khi thời hạn thanh toán kéo dài, nguy cơ không thanh toán cũng tăng theo. Các doanh nghiệp không có khả năng gia hạn tín dụng hoặc chịu được mức lỗ lớn hơn có thể thấy tham vọng của mình bị thu hẹp.
Áp lực đưa ra các điều khoản thanh toán tự do hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng đồng thời quản lý hiệu quả các rủi ro đi kèm đã tạo ra nhu cầu mạnh mẽ về quản lý tín dụng chiến lược để tránh các vấn đề về thanh khoản. Các biện pháp như vậy đặc biệt thích hợp vì luật phá sản chưa được phát triển và các quy định mới cấm thu hồi nợ có nghĩa là các doanh nghiệp thường chọn cách xóa nợ xấu sau khi trải qua quá trình thu hồi nợ kéo dài và tốn kém.
Theo truyền thống xử lý nội bộ, ngày càng nhiều công ty lựa chọn lợi ích của bảo hiểm tín dụng để quản lý rủi ro khi không thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Các công ty bảo hiểm tín dụng thương mại như Atradius đã thiết lập mạng lưới địa phương để giúp các công ty bảo vệ khỏi tình trạng vỡ nợ và nợ khó đòi, cũng như cung cấp thông tin rủi ro có giá trị và thông tin thị trường mà hiện nay khó có được.
Hơn nữa, các doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn quy định, thủ tục hành chính, luật sở hữu trí tuệ , hệ thống quản trị doanh nghiệp còn yếu, hệ thống thuế phức tạp, và những khoảng trống về cơ sở hạ tầng và kết nối kỹ thuật số.
Chính phủ gần đây đã đưa ra những cải cách sâu rộng để giải quyết những thách thức này, bao gồm hiện đại hóa hệ thống thuế phù hợp với thông lệ toàn cầu đến năm 2030, đơn giản hóa và giảm 20% chi phí tuân thủ quy định từ năm 2020 đến năm 2025.
Trong khi lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ mở rộng đáng kể trong những năm tới, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa sản xuất của Việt Nam có thể bị cản trở do cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, chẳng hạn như kết nối giao thông và năng lượng. Theo Báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, chi tiêu cơ sở hạ tầng hiện tại vẫn kém các khoản đầu tư cần thiết khoảng 100 tỷ USD. Tuy nhiên, khoảng 2.000 km đường cao tốc được đặt mục tiêu hoàn thành trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến năm 2025.
Mặc dù những thay đổi về quy định đối với lĩnh vực ngân hàng bị phân mảnh trong nước, bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam vẫn có khả năng kiểm soát các lĩnh vực như nợ xấu, bơm vốn, giảm nợ và miễn các điều kiện để hỗ trợ thêm cho hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.
Tuy nhiên, vì các thông lệ truyền thống không tách biệt tài sản cốt lõi và tài sản không cốt lõi vẫn còn hiệu lực, các công ty vẫn có nguy cơ khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình phải gánh chịu các khoản nợ từ các khoản đầu tư không cốt lõi, chẳng hạn như bất động sản.
Triển vọng kinh tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng GDP sẽ giảm xuống còn 6,7% vào năm 2023, nhưng vẫn đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á và nằm trong mục tiêu 6,5%-7% của chính phủ cho giai đoạn 2021-2025. Tăng trưởng xuất khẩu nông sản được kỳ vọng sẽ là điểm sáng cho nền kinh tế.
Khi Việt Nam chuẩn bị đối phó với tác động của nhu cầu toàn cầu yếu còn tiếp tục trong tương lai gần, mối quan hệ đặc biệt của Việt Nam với Trung Quốc dự kiến sẽ giúp giảm bớt gánh nặng, một lợi thế khác biệt mà các quốc gia khác có thị trường xuất khẩu tương tự có thể không có. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch Covid dự kiến sẽ thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam và cải thiện cán cân thương mại với đối tác xuất khẩu lớn thứ hai sau Mỹ.
Nới lỏng chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quan trọng mà chính phủ có thể sử dụng trong những tháng tới để củng cố nền kinh tế trong nước nhằm đối phó với sự suy giảm nhu cầu bên ngoài. Hơn nữa, tỷ lệ nợ trên GDP lành mạnh của Việt Nam cho thấy khả năng chi tiêu sắp tới của chính phủ.
Khi Việt Nam nỗ lực tận dụng những thay đổi cơ cấu trong thương mại toàn cầu đồng thời hỗ trợ tăng trưởng GDP, Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Với hơn một nửa dân số trong độ tuổi lao động, chi phí cơ bản tương đối thấp, kết nối thương mại và ổn định chính trị, Việt Nam là một trung tâm mới hấp dẫn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, nền kinh tế dịch vụ - hiện là nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào GDP của đất nước - nhận thấy dư địa tăng trưởng đáng kể, được thúc đẩy bởi lợi thế nhân khẩu học mạnh mẽ với dân số trẻ và có trình độ học vấn cao. Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam cũng được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2022 đến năm 2026 và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2026 trong số 51 quốc gia được khảo sát trong Chỉ số nền kinh tế kỹ thuật số FT-Omdia.
Thành tích đáng chú ý của đất nước về sự chuyển đổi lớn trong 30 năm qua - biến nền kinh tế khép kín, đầy vết chiến tranh thành một nền kinh tế mở và cạnh tranh toàn cầu - mang lại tiền lệ tích cực cho khả năng đạt được tham vọng quốc gia có thu nhập cao trong vài thập kỷ tới.
Đối với các doanh nghiệp có đủ kiên nhẫn để chứng kiến sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Việt Nam, việc định vị ngay hôm nay để đón nhận những cơ hội sắp tới sẽ là điều then chốt. Hợp tác với các đối tác chuyên nghiệp có mạng lưới ngành rộng khắp và kiến thức chuyên sâu về các hoạt động kinh doanh chính, bao gồm cả quản lý rủi ro tín dụng, có thể mang lại lợi thế cho những người đi đầu.
Bài viết này được thực hiện với sự hỗ trợ từ những hiểu biết sâu sắc của các chuyên gia Atradius sau: Michael Frigo, Giám đốc khu vực, Đông Nam Á; Vũ Hạnh, Giám đốc Quốc gia, Việt Nam; Ngô Anh, Chuyên viên phân tích rủi ro cấp cao, Việt Nam.
Bạn có thể liên hệ Tokio Marine Việt Nam để được tư vấn về lợi ích của giải pháp bảo hiểm tín dụng.
Email: customerservice.mkt@tokiomarine.com.vn
Hà Nội : 024 3933 0704
Hồ Chí Minh: 028 3822 1340
Bảo hiểm tín dụng: Xem thông tin chi tiết tại đây
Bài viết này được chia sẻ bởi đối tác Atradius và thuộc phạm vi miễn trách theo nguyên tắc được công bố tại đây. Tokio Marine Việt Nam hợp tác cùng Atradius nhằm cung cấp giải pháp bảo hiểm tín dụng thương mại tại thị trường Việt Nam từ năm 2011.
Về AtradiusĐược thành lập từ năm 1925, Atradius là một trong những nhà cung cấp bảo hiểm tín dụng thương mại, bảo lãnh và thu nợ hàng đầu thế giới. Atradius có trụ sở chính tại Hà Lan và mạng lưới dịch vụ toàn cầu tại hơn 50 quốc gia. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem tại đây. |